Ngày đăng: 08/09/2023  

NGĂN CHẶN ỐC ĐINH, ĐỘNG VẬT 2 MẢNH VỎ MANG MẦM BỆNH EHP VÀO AO NUÔI TÔM

Nhiều loài động vật thân mềm, 2 mảnh vỏ được phát hiện có chứa bào tử EHP trong cơ thể. 
Chúng là vật chủ trung gian hay chỉ là vật mang thì luôn có khả năng mầm bệnh EHP vào ao nuôi, cần thiết phải có bước diệt vật chủ trung gian này bằng sản phẩm REO.

 

Vi bào tử Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là gì?

Là loại ký sinh trùng có kích thước nhỏ (khoảng 1.1 x 0.7 um) và cấu tạo phức tạp, có 5-6 vòng xoắn có cấu trúc sợi ở một đầu. EHP ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và lột xác.
 

Điều kiện lây nhiễm và phát triển bệnh

- Tôm thường nhiễm bệnh ở giai đoạn rất sớm, từ 10-15 ngày sau khi thả giống và ở các giai đoạn của tôm nuôi.

- EHP có thể lây nhiễm theo chiều ngang từ tôm bệnh sang tôm khỏe, gián tiếp từ thức ăn tươi sống cho tôm có mang mầm bệnh

- Bệnh có thể xảy ra quanh năm, phân bố ở phần lớn các vùng nuôi tôm các nước Châu Á-Thái Bình Dương

- Nguồn lây tôm giống - tôm nuôi: Thức ăn tươi sống=>truyền mầm bệnh cho tôm bố mẹ =>ấu trùng=> tôm giống=>tôm nuôi và/hoặc có sự tích lũy mầm bệnh trong hệ thống nuôi

- Tôm nhiễm EHP có thể dẫn đến tình trạng mãn tính

- Tôm sạch bệnh sống chung với tôm bị EHP, có thể bị nhiễm bệnh trong vòng 2 tuần

- Tôm ăn phải tôm bị EHP, có thể bị nhiễm bệnh trong vòng 1 tuần

- Trong vòng 15 ngày khi tiếp xúc với đất ao có EHP trong đó, tôm sẽ bị nhiễm bệnh.

- EHP phổ biến hơn ở các ao nuôi có độ mặn cao (> 15ppt) so với các ao có độ mặn thấp (<5 ppt), ao đất hơn so với ao lót bạt.

-Bội nhiễm bệnh EHP-bệnh khác (phân trắng, gan tụy, đốm trắng…)?

Ký sinh trùng EHP không làm tôm chết, nhưng có thể tăng tính mẫn cảm với một số bệnh khác như: đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), …dẫn đến tỷ lệ chết có thể lên đến 100% trong khoảng thời gian ngắn.
 

- Bệnh phân trắng-EHP:

  • Vibrio là nguyên nhân chính yếu của phân trắng
  • Tôm nhiễm EHP dễ có nguy cơ bị phân trắng và ngược lại
  • Có hai kiểu bệnh phân trắng: có thể hồi phục được (chỉ có Vibrio) và không phục hồi (kết hợp EHP)

Dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm EHP

- Dấu hiệu chính của tôm nhiễm EHP là chậm phát triển. Giai đoạn nặng hơn, tôm mềm vỏ, lờ đờ, giảm ăn và trống ruột.

- Thường được phát hiện nhiều trên các ao tôm nuôi đã nhiễm phân trắng, hội chứng chậm lớn.

- Kiểm tra chính xác tôm bị EHP bằng pháp nested PCR, phương pháp LAMP.
 

Giải pháp phòng ngừa EHP

- Chọn giống sạch bệnh đã được chứng nhận

- Nâng pH đất lên 11-12. Dùng KMnO4 > 15 ppm hoặc Clo >40ppm để khử trùng đáy ao


- Diệt vật chủ trung gian (vật mang) mang mầm bệnh vào ao nuôi (ốc đinh, dòm, hàu, hà, chem chép,...) bằng REO:
 

- Lắng tụ các chất lơ lửng (bao gồm bào tử EHP) bằng PAC (sau đó loại bỏ ra ngoài hoặc chỉ lấy nước tầng mặt)

- Ao nuôi nên có hệ thống xiphong để loại bỏ chất hữu cơ và hạn chế lây bệnh do ăn phân của nhau

- Xử lý nước trước khi thả nuôi bằng GUARSA(1,5ppm) và SAPOL(1ppm) để tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc. Và định kỳ 10-15 ngày lặp lại.

- Nâng cao chức năng tiêu hóa và gan tụy bằng trộn ăn BACDOCI, HERTO

- Trộn ăn định kỳ PROMICBACDOCI làm giảm khả năng nảy mầm EHP

- Tăng cường dưỡng chất và giúp tôm lớn nhanh để giảm rủi ro bằng trộn DOSAL

P.Kỹ thuật - Marketing



Những bài liên quan
Gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm vai trò của màu nước là rất quan trọng, có màu nước có lợi và có màu nước gây hại cho tôm.

REO sản phẩm diệt ốc đinh tận gốc & động vật hai mảnh vỏ khác

REO là sản phẩm diệt hiệu quả trên các vật thể trung gian sống trong ao nuôi thủy sản, thậm chí cả ốc đinh lớn cũng bị tiêu diệt nhanh lẹ.

Cách phòng và diệt sứa trong ao nuôi tôm.

Sứa xuất hiện nhiều trong ao nuôi tôm làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, gây ngộ độc và có thể gây tôm chết.

PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO NUÔI TÔM

Nấm đồng tiền có đặc điểm giống như một loài địa y, một dạng kết hợp của nấm sợi và các sinh vật có khả năng quang hợp. Nấm đồng tiền có dạng hình vảy, hình nhánh cây hay búi thành dạng sợi. Khi tôm ăn phải, nấm sẽ tiết độc tố, làm tôm khó tiêu hóa, dễ mắc các bệnh về đường ruột...

Nguyên nhân và cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao, một trong những vấn đề gây khó khăn cho người nuôi là hàm lượng khí độc NH3 và NO2 phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi nhanh chóng chỉ sau một tháng nuôi...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh