Ngày đăng: 27/10/2018  

BỆNH VE, BỌ CHÉT TRÊN CHÓ, MÈO

1. ĐẶC ĐIỂM
- Ve Rhipicephalus sanguineus có hình quả lê và màu nâu đen, chiều dài từ 3 – 4,5 mm (khi chưa hút máu), khi hút máu no kích thước cơ thể ve tăng lên nhiều lần. Vị trí ký sinh của ve chủ yếu gần tai, mắt, vành tai, cổ, kẽ ngón chân, trường hợp nhiễm ve nặng thì ve bám đầy cơ thể. Chó ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm ve.
- Bọ chét là côn trùng không cánh, có phần miệng sắc nhọn hút máu từ ký chủ, bọ chét trưởng thành dài 1 – 4 mm và có thân dẹt theo hai bên, không có cánh và chân phát triển mạnh để nhảy, có khả năng nhảy với khoảng cách gấp 150 lần chiều dài cơ thể. Màu sắc thay đổi từ hơi nâu đến nâu đen. Cả bọ chét đực và cái đều hút máu. Bọ chét tránh ánh sáng và hầu hết đều thấy trong các đám lông tơ hoặc lông vũ của động vật hoặc ở giường ngủ, quần áo của con người. Hầu hết các loài bọ chét đốt máu một hoặc hai loài vật chủ, nhưng khi vắng mặt vật chủ ưa thích nó đốt người hoặc các động vật khác. Bọ chét trưởng thành có thể nhịn đói, sống được vài tháng. Bọ chét di chuyển bằng cách nhảy, một số loài có thể nhảy cao đến 30cm.
 
2. VÒNG ĐỜI
- Ve phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành. Ve cái trong thời gian hút máu giao phối với con đực, sau đó ở thời điểm thích hợp rời bỏ ký chủ và chọn nơi có nhiệt độ, ẩm độ thích hợp và không có ánh sáng chiếu vào trực tiếp bắt đầu đẻ trứng. Ve thường đẻ trứng trong các khe, kẽ của tường nhà nơi chó thường hay nằm nghỉ ngơi, sau khi đẻ trứng ve cái sẽ chết. Trứng sau 2-5 tuần tùy điều kiện khí hậu sẽ phát triển thành ấu trùng, sau đó tìm ký chủ là chó hút máu phát triển thành thiếu trùng và ve trưởng thành, sau đó tiếp tục vòng đời.
- Vòng đời của bọ chét gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Ấu trùng dài 4 - 10 mm, màu trắng, chúng không có chân nhưng rất cơ động. Kén được ngụy trang tốt vì rất dính và nhanh chóng được các hạt bụi, cát mịn bao quanh.
 
3. TÁC HẠI
- Vết cắn của ve tạo nên vết thương cục bộ, mở đường cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào, gây nhiễm trùng cục bộ hay nhiễm trùng toàn thân. Bên cạnh đó độc tố do ve tiết ra làm đầu độc cơ thể chó. Khi chó nhiễm ve ở cường độ cao thì con vật bị mất máu và luôn luôn ở trong trạng thái bị kích thích, nên đôi khi chó có biểu hiện cắn táp những người xung quanh, thậm chí là chủ nhà khi bị tác động nhẹ. Ve có thể truyền bệnh do vi khuẩn và virus. Ve nhiễm bệnh có thể truyền bệnh Ricketsiosis, Babesiosis, Ehrlichiosis, Hepatozoonosis … cho người và những động vật khác.
- Bọ chét cắn rách da, hút máu, gây ngứa ngáy và làm vật chủ bị thiếu máu. Bọ chét là ký chủ trung gian truyền bệnh do vi khuẩn (Pasteurellosis, Brucellosis) và bệnh sán dây Dipylidium caninum, đồng thời gây ra bệnh viêm da dị ứng do bọ chét (FAD) trên chó và mèo.
 
4. TRIỆU CHỨNG
- Trường hợp nhiễm ve nhẹ, thấy ve bám ở trong và ngoài vành tai, vùng cổ, kẽ ngón chân. Khi chó nhiễm ve nặng thì ve bám đầy cơ thể, chó bỏ ăn, gãi thường xuyên, chó trong tình trạng mất máu, da tái nhợt, cơ thể gầy sộp, da lông xù xì, dầy lên, chó gậm, liếm cào cấu thường xuyên.
-   Bọ chét đốt gây ngứa và đôi khi rất khó chịu làm chó, mèo gãi thường xuyên, liên tục. Chó, mèo bị đốt nhiều có thể dẫn dến dị ứng và viêm da.
 
5. PHÒNG BỆNH
- Để kiểm soát ve, bọ chét nên định kỳ phun thuốc sát trùng ODIN chỗ ở của chó, mèo như chuồng, góc nhà, vách tường, sân 10 ngày/ lần. 
- Giữ vệ sinh lông chó, mèo nên tắm cho chó bằng các chế phẩm dầu tắm phòng ve, bọ chét. Định kỳ 3 tháng phun xịt QT-DESTROY hoặc SANLETIC để diệt ve, bọ chet ký sinh trên cơ thể bằng cách vạch ngượt lông của chó, mèo và phun ướt lông.
 
6. ĐIỀU TRỊ:
Để đạt kết quả trong điều trị nên kết hợp điều trị đồng bộ như sau: 
- Tiêm thốc đặc trị ve, bọ chét cho chó, mèo
- Tắm chó, mèo bằng các loại dầu tắm dành riêng cho chó, mèo. Kết hợp với phun xịt QT-DESTROY hoặc SANLETIC mỗi tháng lần.
- Bổ sung QT- ANILAC cung cấp các dưỡng chất cần thiết, giúp chó, mèo mau phục hồi sức khỏe.
Tài liệu do phòng kỹ thuật Cty TNHH SANDO biên soạn




Những bài liên quan
Phòng trị bệnh “vênh mang” trên tôm

Đây là bệnh rất mới trên tôm ở Việt Nam nên chưa có tài liệu, nghiên cứu nào liên quan đến căn bệnh này...

Phòng bệnh trên tôm giống

Trong sản xuất giống phòng bệnh là phương pháp quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là phương pháp đối phó cuối cùng, ít hiệu quả. Phòng bệnh = Quản lý chất lượng nước nuôi tốt, nuôi tôm bố mẹ tốt, sản xuất Nauplius khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh