Ngày đăng: 26/12/2018  

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM CÀNG và CÁCH PHÒNG TRỊ

Loại bệnh

Nguyên nhân

Triệu chứng/ Dấu hiệu

Ảnh hưởng

Cách phòng trị

Bệnh đóng rong

Do vi khuẩn dạng sợi, zoothamnium hoặc đơn thuần chỉ do rong tảo bám bên ngoài vỏ tôm, ở những ao nuôi nhiều dinh dưỡng thường mắc bệnh này.

Nền đáy ao dơ bẫn.

Có các sợi bám ở lông tơ của chân, râu, phụ bộ, mang. Khi bị nặng mang có màu vàng đến xanh tùy theo loại rong tảo, đám vi khuẩn

Gây cản trở hô hấp, lột vỏ,…Gây chậm lớn hoặc chết tôm

Phòng: Quản lý tốt chất lượng nước trong ao, đáy ao. Cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất để kích thích tôm lột

Trị bệnh:

*Do Zoothamnium: Bioxide 150

Sau 48 giờ cấy vi sinh BONZIM

*Do tảo: cắt tảo ALGAE RV hoặc SANMELI (nhãn vàng).

Tăng sức đề kháng: trộn ăn SAN ANTI SHOCK,

Kích lột vỏ : CALCIPHORUS

Bệnh đen mang

Thường do nền đáy bị bẩn, nước có nhiều chất hữu cơ, pH thấp

Có nhiều chấm đen trên các tấm mang

Cản trở hô hấp, làm chậm phát triển. Nếu bệnh nặng thì tôm chết

Phòng bệnh: Quản lý tốt chất lượng nước, thức ăn

Trị bệnh:

*Thay nước, giảm lượng thức ăn. Dùng vi sinh BONZIM. Kết hợp Zeolite hạt/ BACBIOZEO

* Nếu nặng: xử lý  BIOXIDE 150, sau 48 giờ cấy BONZIM

Bệnh ăn mòn phụ bộ

Bệnh do vibrio gây ra, chủ yếu là V. aginolyticus, V. harveyi, V. parahaemolyticus và một số loài vibrio khác       

Tôm bơi lội mất phương hướng, các bộ phận như vỏ, chân, râu có màu đen hay nâu đỏ, và bị ăn mòn

Bị nặng tôm bỏ ăn, ruột rỗng

Chậm lớn

Gây chết

Phòng bệnh: Cải tạo ao thật kỹ, quản lý môi trường ao nuôi tốt, hạn chế gây sốc và thương tích cho tôm

Trị bệnh: Diệt khuẩn BIOXIDE 150, thay nước.

Tăng sức đề kháng: trộn ăn C MIX 25%, SAN ANTI SHOCK  kết hợp CALCIPHORUS.

Cấy lại vi sinh  PONDOZY For Shrimp/  SANMELI

Bệnh đục cơ (Bệnh trắng đuôi)

Do virus MrNV (Macrobrachium nodavirus) và XSV (Extra small virus) gây ra .

Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn tôm giống (PL). Bệnh xảy ra thường do các hiện tượng sốc của môi trường, như sự dao động của nhiệt độ, độ mặn. Tôm nuôi với mật độ cao cũng thường hay mắc bệnh này.

Cơ của phần đuôi hoặc phần bụng có màu trắng đục. Nếu tôm bị nặng toàn thân có màu trắng đục

Gây chết

Phòng bệnh:

- Chọn mua giống ở những nơi uy tín, có giấy kiểm nghiệm

- Cải tạo ao kỹ.

- Quản lý chất lượng nước, thức ăn tốt.

- Tăng sưc đề kháng bằng BIOTICBEST,  SAN ANTI SHOCK   kết hợp CALCIPHORUS.

- Tăng cường hệ miễn dịch bằng MUNOMAN giúp tôm đề kháng lại với bệnh

Trường hợp tôm đã mắc bệnh: tạt OXYTETRACYLIN (Dạnh lỏng) kết hợp trộn ăn FLODOXY SV

Bệnh đốm trắng

Do virus Baculovirus gây ra

Xuất hiện các đốm trắng dưới vỏ đầu ngực, tôm tấp mé, giảm ăn

Gây chết

Phòng bệnh:

 - Chọn mua giống ở những nơi uy tín, có giấy kiểm nghiệm

- Cải tạo ao kỹ.

- Quản lý chất lượng nước, thức ăn tốt.

- Tăng sưc đề kháng bằng BIOTICBEST,  SAN ANTI SHOCK  kết hợp CALCIPHORUS.

- Tăng cường hệ miễn dịch bằng MUNOMAN giúp tôm đề kháng lại với bệnh

Định kỳ diệt khuẩn bằng GUARSA hoặc WUNMID  tiêu diệt mầm bệnh

Định kỳ cấy vi sinh  BONZIM, SANMELI làm sạch đáy, nước.

Khi trong vùng bị dịch bệnh:
Xử lý bằng GUARSA hoặc WUNMID, cách 2 ngày dùng 1 lần, dùng trong 10 ngày.

- Tăng cường hệ miễn dịch bằng MUNOMAN, SAN ANTI SHOCK

Bệnh đốm đen/ đốm nâu

Chủ yếu do vi khuẩn gây ra: Vibrio; Pseudomonas; Aeromonas.

Thời gian phát bệnh: bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu.

Trên mình tôm xuất hiện nhiều đốm nâu to nhỏ khác nhau, những đốm này trước màu nâu sau trở sang đen và xuất hiện dưới lớp vỏ kitin và lớp biểu mô.

Tôm bị bệnh sẽ bị ăn mòn các thành phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm

Tôm kém ăn, mất sức, óp,

hoạt động chậm chạp, trường hợp nặng sẽ chết

Phòng bệnh: Quản lý chất lượng nước tốt, thay nước thường xuyên, thả nuôi mật độ vừa phải. Tăng cường sức đề kháng cho tôm chống chọi lại bệnh

Trị bệnh: Diệt khuẩn bằng DOHA IODIN 6000 Hay BIOXIE 150, GUARSA. Kết hợp thay nước

Sau 48 giờ Cấy lại vi sinh  BONZIM/  SANMELI

Tăng sức đề kháng: trộn ăn CMIX 25% kết hợp đánh CACIPHORUS  để kích thích tôm lột

Bệnh không lột vỏ

Thức ăn thiếu dinh dưỡng, oxy hòa tan thấp, nước ao bị ô nhiễm, tôm bị bệnh đóng rong,…

Tôm chậm hoặc không lột vỏ

Dễ bị bệnh, còi cọc, thậm chí gây chết

Phòng bệnh: Thả nuôi mật độ vừa phải, quản lý tốt môi trường ao nuôi. Lắp đặt thiết bị đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy.  Cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất

Trị bệnh: Bổ sung dinh dưỡng bằng DOSAL

Kích thích tôm lột: trộn CALCIPHORUS kết hợp đánh SANRAMIX

Diệt rong, tảo ALGAE RV nếu tôm bị bệnh đóng rong

Bệnh mềm vỏ

Nước có độ cứng thấp, thức ăn thiếu Ca, P

Tôm lột xác xong vỏ chậm cứng kéo dài 5-6 giờ, bình thường sau khi lột 1-2 giờ là vỏ cứng

Chậm lớn

Phòng trị: Trộn  CALCIPHORUS hoặc vừa trộn ăn và tạt.

Nhiễm nấm chưa xác định

Nấm Lagenidium

Nấm ăn sâu vào bộ xương của tôm, có thể nhìn thấy được

Gây chết

Phòng bệnh: Xử lý định kỳ 15 ngày/lần: WUNMID hay GUARSA

Trị bệnh:

Xử lý WUNMID , sau 24 giờ dùng thêm SAPOL hay BIOXIDE 150. Dùng liên tục 2- 3  lần.

Tạt khoáng CALCIPHORUS hoặc SANRAMIX

Cho ăn SAN ANTI SHOCK, MUNOMAN

Bội nhiễm nấm với  IMN (Idiopathic Muscle Necrosis)

Nấm Fusarium solani

Nhiễm trên tôm bố mẹ

Gây chết

Phòng bệnh: Xử lý định kỳ 15 ngày/lần: WUNMID hay GUARSA

Trị bệnh:

Xử lý WUNMID , sau 24 giờ dùng thêm SAPOL hay BIOXIDE 150. Dùng liên tục 2- 3  lần.

Tạt khoáng CALCIPHORUS hoặc SANRAMIX

Cho ăn SAN ANTI SHOCK, MUNOMAN

Nhiễm các nhóm nấm men

Nấm Debaryomyces hansenii; Metschnikowia bicuspidata

Tôm trưởng thành nhiễm bệnh có mô cơ bị màu hơi vàng, hơi xám hoặc hơi xanh. Giảm sức đề kháng với các tác động của điều kiện stress

Gây chết

Phòng bệnh: Xử lý định kỳ 15 ngày/lần: WUNMID hay GUARSA

Trị bệnh:

Xử lý WUNMID hay GUARSA , sau 24 giờ dùng thêm SAPOL hay BIOXIDE 150. Dùng liên tục 2- 3  lần.

Tạt khoáng CALCIPHORUS hoặc SANRAMIX

Cho ăn SAN ANTI SHOCK, MUNOMAN

Tôm chậm lớn, còi cọc

Do thiếu hụt dinh dưỡng, do hệ đường ruột yếu, rối loạn chức năng ruột gan

Nuôi dài ngày, chi phí cao.

Chọn giống tốt, Quản lý chất lượng nước, đánh giá lại chất lượng thức ăn.

Cho ăn BIOTICBEST và DOSAL, ngày 1- 2 cữ, liên tục 7- 10 ngày.

Tài liệu do phòng kỹ thuật công ty San Do biên soạn


Từ khoá:  benh tom, benh tom cang xanh


Những bài liên quan
Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Bệnh thường gặp trên cá điêu hồng và cách phòng trị

Bệnh xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi (50-70%). Thông tin sau sẽ giúp người nuôi hiểu rõ hơn về hai bệnh này từ đó có cách phòng trị bệnh hiệu quả.

Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cá hồi

Dấu hiệu bệnh lý bệnh hoại tử tuyến tụy: bơi lội bất thường xuống đáy bể và chết...

Biện pháp phòng và trị các bệnh thường gặp trên cá sặc

Tác nhân: Trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng loa kèn,…

Một số bệnh thường gặp trên cá trắm cỏ - Nguyên nhân & Cách xử lý

Khi cá mắc bệnh thường có những dấu hiệu bệnh lý như: Cá tách đàn, hoạt động yếu, bơi lờ đờ trên tầng mặt và sát bờ ao. Màu sắc của cá thay đổi sang màu tối, da cá thường mất nhớt, khô rát. Trên thân, các gốc vây và xung quanh miệng của cá xuất huyết hoặc có màu trắng bạc...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh