Ngày đăng: 16/10/2024  
Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi độ mặn của nước. Vì chúng sẽ tự duy chuyển đến nơi có môi trường phù hợp hơn nếu nhận thấy có sự biến động. Tuy nhiên trong ao nuôi thì khác, tôm hoàn toàn phụ thuộc vào sự quản lý môi trường nước và thức ăn của con người.
Tôm thẻ là loại rộng muối khả năng thích nghi cao nên có thể nuôi từ vùng có độ mặn thấp 1‰ đến 60‰. Khi nuôi ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp hiệu quả?
1 Khoáng chất trong ao nuôi.
- Độ mặn tỉ lệ thuận với hàm lượng khoáng chất trong ao. Độ mặn càng cao hàm lượng khoáng càng cao và ngược lại.
- Độ mặn thấp các ion khoáng trong nước thiếu hụt, đặc biệt K, Mg, Na và khoáng vi lượng nên quá trình lột xác tôm dễ bị mềm vỏ làm tăng tỷ lệ hao hụt.
- Nước giếng thường thiếu hụt rất nhiều khoáng so với nước biển.
- Mật độ càng cao hàm lượng khoáng trong nước càng thiếu hụt.
2 Ảnh hưởng của việc thiếu hụt khoáng chất
Vì lợi ích kinh tế và vì khả năng rộng muối tôm thẻ được nuôi ở những vùng có độ mặn rất thấp, xấp xĩ 0‰. Thành phần ion của những vùng nước này thường thiếu một số khoáng chất quan trọng như K, Mg, Na và các khoáng vi lượng. Việc thiếu hụt khoáng trong thời gian dài dẫn đến:
- Dễ bị sốc môi trường.
- Cong thân, đục cơ, mềm vỏ.
- Tăng trưởng chậm, giảm sức đề kháng, khả năng chống chịu môi trường.
- Giảm tỉ lệ sống.
- Chất lượng thịt giảm

Bảng so sánh thành phần một số chất chính ở trong nước mặn và nước ngọt (Claude E.Boyd, 2000)
 

Thành phần Nước biển Nước ngọt
Clorua (Cl) 19000 7.8
Natri (Na) 10500 6.3
Sulfate (SO42-) 2700 11.2
Magie (Mg) 1350 4.1
Canxi (Ca) 400 15
Kali (K) 380 2.3
Bicarbonate (HCO3) 142 58.4
Brom (Br) 65 0.02
Stronti (Sr) 8.0 0.1
Silicate (SiO2) 6.4 13.1
Bo (Bo) 4.6 0.1


Tôm nuôi độ mặn thấp 1‰ màu sắc nhợt nhạt khi luộc chín
3 Tỉ lệ ion và khoáng chất trong nước
Mức độ khoáng chất và tỉ lệ ion có trong nước biển được xem là môi trường sống tự nhiên lý tưởng của tôm thẻ chân trắng.
  Na K Mg Ca Chloride Sulphate
(SO4 – S)
Nước biển 35ppt 10500 380 1350 400 19000 2700
Bảng 2: Nồng độ khoáng chất nước biển có độ mặn 35 ppt
Tỉ lệ ion Natri với Kali (Na:K) và Magie với Canxi (Mg:Ca) đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng sinh lý của tôm (Suguna 2020). Các tỉ lệ ion này quan trọng hơn độ mặn tổng thể của nước.
Ion Tỉ lệ phù hợp
Na:K 28 : 1
Mg:Ca 3,4 : 1
Ca:K 1 : 1
Mg:Ca:K 3 : 1 : 1
Cl:Na:Mg 14:8:1
Khi các tỉ lệ ion này được duy trì, nước có độ mặn thấp sẽ thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng với điều kiện mức canxi cao (> 30 mg/l) và độ kiềm trên 75 mg/l. Nước có độ mặn thấp có thể được bổ sung thêm Kali và Magie để nuôi tôm thẻ chân trắng (theo Samocha và cs. 2017)
4 Cách bổ sung khoáng chất vào ao nuôi hiệu quả
Tỉ lệ các khoáng chất trong nước có độ mặn thấp là rất quan trọng, và có ngưỡng tối thiểu về nồng độ của một số hoặc tất cả khoáng chất quan trọng. Theo Boyd (2002), tôm khó lột xác nếu độ kiềm < 50 mg/L (61 mg/L bicarbonate)
Mức độ khoáng chất trong nước ao nuôi tôm có độ mặn thấp phải tương đương với mức độ và tỉ lệ ion có trong nước biển. Để có được lượng khoáng chất mong muốn ở các độ mặn khác nhau, độ mặn nước (theo ppt) được nhân với hệ số của ion.
Ion Hệ số * 5ppt
Canxi 11,6 58 mg/l
Magie 39,1 196 mg/l
Kali 10,7 54 mg/l
Natri 304,5 1,522 mg/l
Bicarbonate **   92 mg/l
Chloride 551 2,755 mg/l
Sulphate 78,3 392 mg/l
* hệ số được sử dụng để nhân với độ mặn
** độ kiềm tổng không nên dưới 75 mg/l mà tương đương 92 mg/l
Bảng: hệ số dùng để ước tính nồng độ các ion quan trọng trong nước nuôi tôm có độ mặn thấp; nồng độ chấp nhận được của các ion với độ mặn 5‰ được xác định theo hệ số (Boyd, 2002)
Cách tính tương tự với các độ mặn khác. Ví dụ ở ao có độ mặn 1‰ thì nồng độ khoáng Canxi thích hợp là: 1 * 11,6 = 11,6 mg/l.
Tuy nhiên việc bổ sung khoáng và hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Lượng chất lơ lửng trong ao nhiều, cản trở khả năng hòa tan và hấp thu
- Khoáng bị mất do khả năng hấp thu của đất ao
- Khoáng ao bị pha loãng bởi nước mưa
- Lượng khoáng thất thoát do rửa trôi, đi nước
Vì vậy cần kiểm tra thành phần, nồng độ ion khoáng trong nước, để có cách bổ sung hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
5 Bổ sung khoáng vào khẩu phần ăn
Việc đưa khoáng chất đa lượng và vi lượng vào chế độ ăn là rất quan trọng. Nghiên cứu của Truong và cs. (2020) cho thấy rằng việc đưa Ca:P theo tỉ lệ 1:1, thêm Magie, Bo, Mangan, Selen và kẽm vào thức ăn của tôm là rất quan trọng đối với sự tăng trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn, tăng sinh khối và sử dụng chất dinh dưỡng.
Khoáng chất Đơn vị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhu cầu khoáng chất cần hoặc cấu thành cơ bắp Tỉ lệ khoáng chất trong chế độ ăn Loài và vật liệu được sử dụng quyết định mục tiêu
B mg/kg B B A B B B A A A B A A 8,7 17,4 Penaeus platyceros
Ca + P g/kg A A B A B B A B B B A A 14 28 Penaeus monodon Chế độ ăn
Co mg/kg B A B B B A A A B A B A 1,2 2,4 Carnivorous prawns Chế độ ăn
Cu mg/kg A B B B A A A B A B B A 32 64 Penaeus vannamei Chế độ ăn
K g/kg A B B A B B B A A A B A 12 24 Penaeus monodon Chế độ ăn
Mg g/kg B A B B A B B B A A A A 3,5 7 Litopenaeus vannamei Chế độ ăn
Mn mg/kg B B B A A A B A B B A A 60 120 Carnivorous prawns Chế độ ăn
Na g/kg A B A B B A B B B A A A 10 20 Penaeus prawns Chế độ ăn
Se mg/kg B B A A A B A B B A B A 0,4 0,8 Penaeus vannamei Chế độ ăn
Sr mg/kg B A A A B A B B A B B A 50 100 Penaeus platyceros Chế độ ăn
Zn mg/kg A A A B A B B A B B B A 15 30 Penaeus vannamei Chế độ ăn
Bảng 4: phân bổ khoáng chất cho 12 lần bổ sung và nhu cầu khoáng chất được báo cáo hoặc thành phần cơ bắp được rút ra từ nghiên cứu. B, A biểu thị tỉ lệ bao gồm “các yêu cầu thấp hơn mong đợi” và “yêu cầu cao hơn mong đợi trong khẩu phần ăn”, tương ứng. Tỉ lệ bao gồm khoáng chất trong khẩu phần ăn “A” cao gấp đôi so với mức “nhu cầu khoáng chất được báo cáo hoặc cấu thành cơ bắp” (phỏng theo Truong và cs.2020)
Việc bổ sung khoáng vào thức ăn giúp tôm hấp thu nhanh hơn và giảm lượng khoáng bổ sung vào môi trường nước. Bổ sung vitamin D3 giúp hấp thụ tối đa khoáng chất.
6 Một số lưu ý khi bổ sung khoáng cho ao có độ mặn thấp – ao nước ngọt
- Không bổ sung quá nhiều một loại khoáng chất, điều này có thể làm thay đổi tỉ lệ khoáng và mất cân bằng khoáng chất dẫn đến ảnh hưởng tới tôm và môi trường.
- Không có biểu đồ tiêu chuẩn về cách bổ sung khoáng chất cần thiết trong nước ao nuôi cho tất cả các vùng và mùa. Nên không áp dụng chung cho các ao mà phải kiểm tra và bổ sung phù hợp với tình hình thực tế.
- Trên thực tế rất khó để duy trì nồng độ các khoáng chất, tỉ lệ ion khoáng chính xác trong các vùng nước có độ mặn thấp tương tự như vùng nước ven biển. Vì vậy khi thấy bất cứ khoáng chất nào thiếu hụt, có thể điều chỉnh ngay bằng cách bổ sung vào để thay đổi tỉ lệ thành phần các ion khoáng đó.
- Hàm lượng khoáng trong nước giếng khi bơm vào mỗi ao là khác nhau, vì phụ thuộc vào chất đất. Vì vậy việc bổ sung khoáng dựa vào chất lượng nước mỗi ao.
Cty SANDO cho ra đời các sản phẩm khoáng chất đáp ứng nuôi tôm mùa mưa, độ mặn thấp.
KAMAXDO cung cấp hàm lượng cao khoáng K, Mg và điện giải phù hợp cho ao nuôi tôm nước ngọt, độ mặn thấp, mùa mưa; giúp tôm khỏe mạnh, tăng trưởng tốt, ngăn ngừa cong thân, đục cơ, mềm vỏ.
 
CALCIPHORUS cung cấp Phosphorus, Calcium, Magnesium hàm lượng cao cùng với khoáng vi lượng (Zn, Mn, Cu, Co) thiết yếu cho tôm. Kết cấu dạng lỏng Diacid phosphate hữu dụng nên hấp thu nhanh chóng, hoàn toàn và trực tiếp vào cơ thể.
   

    

Ví dụ: Farm chú Hoàng Dung, Bến Tre khi dùng sản phẩm khoáng CALCIPHORUS, SANRAMIX thì tôm sáng bóng, chắc thịt có màu đỏ đẹp khi luộc.
Phòng kỹ thuật SANDO ((Theo Báo nông nghiệp) Báo nông nghiệp)



Những bài liên quan
Gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm vai trò của màu nước là rất quan trọng, có màu nước có lợi và có màu nước gây hại cho tôm.

Catalogue giải pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm

Catalogue giải pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm

Bổ sung khoáng và chất kích thích miễn dịch trong nuôi cá

Bài viết được lược dịch từ nghiên cứu của Fernando Kubitza PH.D được đăng trên tạp chí Aquaculturealliance để cung cấp hàm lượng khoáng, vitamin và các chất hỗ trợ miễn dịch trên cá nước ngọt và cá rô phi nuôi...

Các tình huống thường xảy ra trong ao nuôi tôm và cách xử lý theo ứng dụng thuốc Cty SANDO (phần 1)

Tình huống: Diệt cá tạp sử dụng WELL SAPONIN; diệt hến, chem chép an toàn sử dụng OSCILL ALGA 08; gây màu nước, tạo thức ăn tự nhiên SAN SUPER BENTHOS; chống sốc trước khi thả giống, tăng tỷ lệ sống SAN ANTI SHOCK,...

Các tình huống thường xảy ra trong ao nuôi tôm và cách xử lý theo ứng dụng thuốc Cty SANDO (phần 2)

Tình huống: Bệnh cong thân do nắng nóng sử dụng C MIX 25%, SAN ANTI SHOCK; rút ngắn thời gian nuôi dùng DOSAL + Bioticbest (cứ 7 ngày cho ăn 3 ngày); Diệt vi bào tử trùng, nấm đồng tiền (nấm chân chó) dùng SAPOL;...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh