Ngày đăng: 16/11/2018  

BỆNH NỘI VÀ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ LÓC

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá lóc. Xuất hiện tất cả các mô hình nuôi, đặc biết nuôi ao với mật độ dày bị nhiểm tỷ lệ cao (85,9%). Bệnh ký sinh trùng gây nghiêm trọng đến sức khỏe cá, cá chậm lớn, năng suất thấp, vệ sinh an toàn thực phẩm và thậm chí gây chết chủ yếu giai đoạn cá giống. Đồng thời, mở đường cho các tác nhân virus, vi khuẩn, nấm  gây bệnh. Ký sinh trùng nó không xuất hiện đơn lẻ mà thường khi phát hiện bệnh kèm với một số bệnh khác như xuất huyết, lở loét, đốm trắng trên thân (gọi là bội nhiểm KST và vi khuẩn).

Có 7 giống ký sinh trùng trên cá lóc. Trong đó có 5 ngoại ký sinh bám trên da và mang. Và 2 ký sinh trong đường ruột.

*Có 5 ngoại ký sinh:

- Trichodina (trùng bánh xe)

- Epistylis (trùng loa kèn)

- Apiosoma (trùng loa kèn)

- Dactylogrus (sán lá 16 móc): xuất hiện trên cá giong

- Gyrodactylus (sán lá 18 móc): ký sinh trên da và mang. Tỷ lệ gây chết cao

Trong đó,  trùng bánh  xe và sán lá đơn chủ là bệnh ký sinh phổ biến. Giai đoạn cá giống thường tỷ lệ nhiểm nhiều hơn.

*Và 2 ký sinh trong đường ruột.

- Pallisentis (giun đầu gai): Tỷ lệ nhiểm giai đoạn cá giống cao hơn cá thịt.

- Spinitectus (giun tròn): Tìm thấy trên ruột cá thương phẩm mà không tìm thấy trên cá giống. Cá khỏe và cá bệnh đều nhiểm.

Mức độ nhiểm bệnh:

Các khu vực gần sông, nước sạch và khu vực ít ao nuôi thì mức độ nhiểm ký sinh ít hơn .

Dùng thức ăn viên thì mức độ nhiểm ít hơn.

Quan lý chất lượng nước tốt thì mức độ nhiễm ít.

Thời điểm xuất hiện: Mùa mưa tạo điều kiện cho KST phát triển tốt hơn mùa khô nắng.

Cách phòng bệnh chung về  nội ngoại ký sinh trùng trên cá lóc

  • Cải tạo ao kỹ.

  • Thả mật độ vừa phải, trung bình 30- 50 con/m2

  • Định kỳ diệt khuẩn và phòng ngoại ký sinh trùng (OSCILL ALGA STRONG + Bioxide 150 hoặc GUARSA For Fish).

  • Định kỳ xử lý vi sinh VS-STAR, Bonlis, Sanmeli.

  • Bổ sung dinh dưỡng: Vilec 405 FS, San Anti Shock, BIOTICBEST.

  • Xổ lãi định kỳ 15- 20  ngày/lần bằng DOBEN, BENDAVI, HADAZI.

Cách để tăng hiệu quả điều trị bệnh nội ngoại ký sinh

- Giảm ½ lượng thức ăn.

- Dùng khoảng 8-10h sáng có nắng nếu dùng các sản phẩm xử lý ngoại ký sinh trùng.

- Thay nước

- Sau 48 giờ dùng vi sinh VS-STAR, Bonlis để phân hủy nền đáy và cải tạo nguồn nước.

- Cho ăn thêm PRORED B12, MUNOMAN, SAN ANTI SHOCK để tạo máu, tăng sức khỏe. Vì khi cá bị ngoại ký sinh thường mất máu, cá yếu.

1. Bệnh nội ký sinh trùng cá lóc - cách phòng, xổ giun sán ký sinh trong ruột cá lóc

Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là các loài giun đầu móc, giun tròn, sán dây, … chui vào ruột, ống dẫn mật, túi mật.
Biểu hiện: Cá hay giật mình, ăn yếu, bơi lờ đờ, cá chậm lớn, gầy yếu. Giun sán ký sinh có thể gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật hoặc thủng ruột và làm cá chết. Cá dễ bị bội nhiểm các bệnh nhiểm khuẩn như xuất huyết ruột, gan thận mủ,…
Cách điều trị, xổ giun cá lóc:

- Phòng bằng cách xổ lãi định kỳ 15- 20  ngày/lần, dùng DOBEN, BENDAVI, HADAZII.

- Xổ: DOBEN 1lít/ 3- 6 tấn cá,  cho ăn liên tục 2 ngày.

2. Cách trị bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá lóc: Tùy theo loại ký sinh mà có những sản phẩm phù hợp.

+ Trùng bánh xe.

+ Trùng loa kèn

+ Sán lá 16, 18 móc

+ Bệnh nấm mang

+ Bệnh nấm thủy mi

A. Bệnh trùng bánh xe và cách trị trùng bánh xe trên cá lóc
Nguyên nhân: Bệnh thường xuất hiện ở những ao nuôi mật độ dày và môi trường nuôi quá bẩn. Trùng bánh xe có dạng hình tròn, đường kính thay đổi từ 25 – 96 mm, khi vận động chúng quay tròn cơ thể như bánh xe quay.
Biểu hiện: Trùng bánh xe ký sinh trên da, mang, xoang miệng, gốc vây. Khi mới bị bệnh, da cá tiết nhiều nhớt màu trắng đục. Da chuyển qua màu xám. Cá ngứa ngáy và thường nổi đầu trên mặt nước. Khi cá bệnh nặng, một số lượng lớn trùng bánh xe bám gần kín bề mặt của mang khiến cá bị ngộp do không lấy đủ lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn phá huỷ cấu trúc của mang làm cho mang ngày càng mất dần chức năng hô hấp. Do mang bị kích thích nên tiết ra nhiều nhớt màu trắng đục. Cá bị bệnh nặng sẽ không định được hướng bơi, từ từ chìm xuống đáy ao hoặc bè rồi chết.

Giai đoạn cá giống rất dễ bị trùng bánh xe ký sinh gây hao hụt, tỷ lệ sống thấp và dễ bị các bệnh nhiểm khuẩn khác.

Cách điều trị trùng bánh xe trên cá lóc:

Cá hương, cá giống: OSCILL ALGA Strong  liều 1 lít/3000- 4000 m3, liên tục 2 ngày.

Cá thịt: OSCILL ALGA Strong 1 lít/ 2000- 3000 m3, liên tục 2 ngày

Để tăng hiệu quả nên kết hợp thêm Bioxide 150  (1lít /3000- 4000 m3) hoặc Guarsa For fish (1kg/4000 m3).

Dùng vào sáng có nắng 8- 10h.

Hòa tan với nước sạchrồi tạt đều mặt ao

B. Bệnh sán lá và cách trị sán lá trên cá lóc.

Nguyên nhân: Thường do sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và sán lá 18 móc Gyrodactylus gây ra.
Biểu hiện: Sán ký sinh chủ yếu trên da, vây và mang của cá. Chúng dùng các móc ở đĩa bám để bám vào ký chủ và tổ chức tuyến đầu của sán tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào da, mang cá làm tiết nhiều dịch nhờn màu trắng đục cản trở hoạt động hô hấp của cá. Vùng da, mang bị sán ký sinh có hiện tượng viêm loét dễ dàng cho vi khuẩn, nấm, một số sinh vật khác xâm nhập và gây bệnh. Trường hợp nhiễm nặng các tổ chức tế bào sưng to, xương nấp mang cũng phồng lên, cơ thể thiếu máu dẫn đến gầy yếu, bơi lội chậm chạp. Cá ít hoạt động, thường nổi lên mặt nước đớp không khí hoặc tập trung nơi có dòng nước chảy, thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng.

Cách điều trị sán lá trên cá lóc:

Cách 1: OSCILL ALGA Strong 1 lít/ 2000 m3, kết hợp thêm Bioxide 150  (1L/2000- 3000 m3), liên tục 2 ngày, tạt đều cách nhau 30 phút.

Cách 2: Bioxide 150  (1L/2000- 3000 m3), kết hợp Guarsa For fish (1kg/2000 – 3000 m3), liên tục 2 ngày, tạt cách nhau 30 phút

Nếu cá bị bệnh nặng nên nên kết hợp ăn xổ nội ngoại ký sinh HADAZII

C. Bệnh nấm mang và cách trị bệnh nấm mang trên cá lóc

Nguyên nhân: Do nấm thuộc giống Branchiomyces gây ra, bào tử nấm bám vào mang, phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh và theo các mạch máu ăn sâu vào bên trong làm loét mang, đứt rời các sợi mang gây khó khăn hô hấp và chết hàng loạt. Bệnh xảy ra nhiều ở những ao nuôi mật độ cao, nhiều chất hữu cơ.

Biểu hiện: Cá bơi lờ đờ, trắng mình, bị mất nhớt. Bệnh xảy ra nhiều ở giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi, phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lây lan toàn bộ số cá nuôi,gây chếtthànguloạt.
Điều trị bệnh nấm mang cá lóc:

- Dùng OSCILL ALGA Strong liều 1lít/2000- 4000 m3, liên tục 2 ngày.

- Trường hợp bệnh nặng để tăng hiệu quả nên kết hợp thêm Bioxide 150  (1lít /3000- 4000 m3)

Dùng vào sáng có nắng 8- 10h.

Hòa tan với nước sạch rồi tạt đều mặt ao

Tài liệu thuộc phòng kỹ thuật công ty Sando




Những bài liên quan
Cách xử lý các bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá

Kết hợp sử dụng các sản phẩm đặc trị để xử lý hiệu quả

SAPOL for fish - Đặc trị nấm thủy mi, trị bệnh thối đuôi & Xử lý ngoại ký sinh trùng trên cá

SAPOL for fish - Đặc trị nấm thủy mi, trị bệnh thối đuôi & Xử lý ngoại ký sinh trùng trên cá...

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ

Bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá nuôi bao gồm: Bệnh do trùng mỏ neo, rận cá, nấm thủy my, trùng bánh xe, bệnh do bào tử trùng, bệnh sán lá đơn chủ...

OSCILL ALGA + ISOVA: BỘ ĐÔI XỬ LÝ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG AN TOÀN HIỆU QUẢ TRÊN CÁ CÓ VẢY

OSCILL ALGA + ISOVA: Diệt sạch ký sinh: trùng quả dưa, trùng bánh xe, trùng mỏ neo, sán lá, đỉa, rận,...

POTAR - Xử lý nhanh nấm, ngoại ký sinh. Diệt khuẩn phổ rộng.

Sự kết hợp giữa Bronopol và Glutaraldehyde với tỷ lệ thích hợp tạo sự cộng hưởng để phòng và xử lý các mầm bệnh một cách hiệu quả.






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh