Ngày đăng: 01/11/2018  

KỸ THUẬT NUÔI CÁ KÈO

Điều kiện ao nuôi

- Ao nuôi phải gần kênh rạch có thể nâng và hạ mực nước để tiện cho việc cấp xả nước.
- Có thể nuôi cá kèo trong ao đất bình thường.
- Nuôi luân canh cá kèo trong ao nuôi tôm sú.
- Nuôi cá kèo trong ruộng muối vào mùa mưa.
- Diện tích ao nuôi thích hợp nhất từ 1.000 – 2.000 m2.
- Độ mặn dao động từ  10 -30‰. 
- Nền đáy ao có thể là bùn hay bùn cát.
- Bờ ao cao ráo, không bị rò rỉ tránh thất thoát cá, tránh hiện tượng ngọt hóa nước trong ao.
- Nên có ao lắng
2. Thời vụ nuôi
Tùy thuộc vào mùa con giống tự nhiên nên vụ nuôi kèo thường bắt đầu từ tháng 4 – 5, ngoài ra nuôi cá kèo luân canh trong các ao nuôi tômthường vào tháng 7 -8, sau khi kết thúc vụ nuôi tôm.
3. Chuẩn bị ao
- Tát cạn ao, dọn sạch cỏ quanh bờ ao, gia cố bờ ao, lấp hết hang hốc, lổ mọi.
- Diệt hết cá tạp, cá dữ và các loài địch hại khác bằng saponin liều lượng 10kg/1.000m3.
- Sên vét bùn đáy và san phẳng đáy ao, trong ao nuôi cá kèo luân canh với tôm có thể bỏ qua bước này.
- Cày hoặc xới đáy ao 1 lớp đất mỏng (5 – 7 cm) để đáy ao thoáng khí, tạo điều kiện cho sinh vật đáy phát triển.
- Nếu  nuôi trong ruộng muối thì trước khi thả cá phải rửa ao nhiều lần để hạ độ mặn.
- Rải vôi CaCO3 vào ao 10-15 kg/100 m2 để hạ phèn, sau đó phơi đáy ao từ 3-5 ngày, ao ở vùng bị nhiễm phèn thì không phơi đáy.
- Giăng dây trên mặt ao và làm hình nộm chống chim ăn cá. Tấn nylon để giữ nước và chống cá, cua còng, ba khía đào hang làm thất thoát cá.
- Cấp nước vào ao thông qua lưới lọc để tránh các loại địch hại, cá dữ, cá tạp lọt vào ao sẽ hại cá giống và tranh giành thức ăn, và duy trì mức nước ban đầu trong ao dao động từ 3-15 cm.
- Tạt SAN SUPER BENTHOS vào ao để gây nuôi thức ăn tự nhiên ban đầu (các loài phiêu sinh động, thực vật và động vật đáy) cho cá con.
- Cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi bằng BON ONE
4. Chọn giống và thả giống
- Chọn cá giống đều cỡ 4 – 6 cm, khoẻ mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, khi không có xáo động nước đầu cá nhô lên mặt nước theo phương thẳng đứng, cá không bị xây xát, màu sắc tươi sáng, có nhiều nhớt, không có mầm bệnh.
- Mật độ thả trung bình 50 con/m2. Có thể điều chỉnh mật độ tùy vào kích cỡ cá giống và điều kiện nuôi, nếu cá giống nhỏ nên tăng mật độ để trừ hao hụt.
- Nên thuần dưỡng cá 24 giờ trước khi thả giống để tránh làm sốc cá, loại bỏ cá yếu.
- Thả giống khi trời mát và đầu hướng gió, trước khi thả giống xử lý bằng SAN ANTI SHOCK liều 1 kg/ 5000 m3. Khi thả cá phải thả từ từ để cá thích nghi với môi trường mới, tốt nhất là ngâm túi cá giống trong nước khoảng 15 – 20 phút rồi mới thả (nếu vận chuyển bằng túi oxy).
5. Thức ăn và cách cho ăn
- Cá kèo có tập tính ăn nổi, là loài cá ăn tạp, cá có thể ăn thức ăn tự nhiên có trong ao như rong tảo, mùn bả hữu cơ, thức ăn tự chế hay thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp vì nguồn thức ăn tự chế dễ gây ô nhiễm ao nuôi.
- Cần phải chọn loại thức ăn có kích cỡ phù hợp cỡ miệng của cá, đảm bảo sử dụng thức ăn hiệu quả.
- Nên cho cá ăn 2 - 4 lần/ngày, vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối.
- Nhu cầu protein của cá thay đổi theo thời gian nuôi.
- Cần điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo kích cỡ cá và sức ăn của cá.
Bảng: Nhu cầu protein của cà và cách cho cá ăn

Thời gian nuôi (Ngày)

Nhu cầu protein

Lượng ăn/trọng lượng thân/ngày

1 – 10

28 – 32

20 – 30

11 – 20

28 – 32

10 – 20%

21 – 30

28 – 32

8 – 10

> 30

18 – 25

5 – 7

- Trong quá trình nuôi cần định kỳ 1 tuần 2 lần bổ sung vitamin, men vi sinh vào thức ăn cho cá bằng BIOTICBEST, C MIX 25%.
6. Chăm sóc và quản lý
* Quản lý mực nước ao
- Cấp nước vào ao nuôi sao cho trong 14 ngày đầu sau khi thả cá mực nước ao đạt 40 – 50 cm, sau đó tiếp tục cấp nước từ từ, mỗi tuần cao hơn 0,2m cho đến khi mức nước đạt tốt đa.
- Định kỳ mỗi tháng cấp thêm nước vào ao nuôi 1-2 lần đảm bảo mực nước trong ao nuôi đạt 1-1,2 m.
* Quản lý chất lượng nước
-Thường xuyên kiểm tra và duy trì các chỉ số môi trường ổn định trong giới hạn thích hợp, bảo đảm cho cá phát triển bình thường: nhiệt độ từ 20-30oC; độ mặn 20–30‰; pH 7-9; oxy hòa tan > 2 mg/l.
-Màu nước: Màu xanh lục, xanh vỏ đậu.Độ trong 20-30 cm
- Thay nước theo thủy triều ít nhất 2 tuần/lần mỗi làn từ 20 – 50% tùy theo chất lượng nước ao nuôi. Khi thay nước nên kiểm tra độ mặn và không thay nước khi trời mưa to vì rất dễ làm cá bị bệnh.
* Quản lý ao nuôi
- Kiểm tra, quan sát ao để kịp thời xử lý các hiện tượng bất thường như rò rỉ nước, sụt lở bờ…
- Theo dõi thường xuyên các hoạt động bơi lội và bắt mồi của cá để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, nhanh chóng xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
7. Thu Hoạch
Tuỳ theo cỡ giống thả mà thời gian nuôi đến lúc thu hoạch khác nhau từ 5 đến 6 tháng. Khi cá đạt trọng lượng từ 20 – 30g/con thì tiến hành thu hoạch cá.
Trong vòng 10 ngày trước khi thu hoạch cần giữ chất lượng nước trong ao thật ổn định, hạ bớt mực nước trong ao, tạo các đườngrãnh ở đáy ao dẫn đến cửa cống, bơm nước mát vào ao, cá sẽ bơi ngược dòng vào lưới đặt  ở cống. 
 
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN CÁ KÈO
1. Bệnh trắng đuôi, tuột nhớt
a. Nguyên nhân
Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra.
b. Triệu chứng
Ban đầu đuôi cá xuất hiện một đốm trắng, sau đó toàn thân bao phủ một lớp nhớt màu trắng. Cá tách đàn, bơi lờ đờ, bỏ ăn. Cá bệnh nặng thân bị lở loét, vây rách nát, đuôi cứng dần rồi lan đến phần thân. Sau đó phần đuôi cá treo lên mặt nước, đầu cắm xuống đáy, bơi lờ dờ hoặc bất động. Cá treo lơ lửng trong nước rồi dần dần chìm xuống đáy và chết rất nhanh.
c. Điều kiện xuất hiện bệnh
Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, khi cá bị xây xát trong đánh bắt, vận chuyển hoặc do môi trường nước thay đổi đột ngột. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh giữa các cá thể trong cùng 1 ao và giữa các ao.
d. Phòng bệnh
- Cải tạo ao kỹ trước khi thả cá.
- Bắt giống ở cơ sở sản xuất có uy tín.
- Mật độ  nuôi không quá dày.
- Cần xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi. Đặc biệt vào mùa mưa phù sa nhiều.
- Định kỳ 10 - 15 ngày xử lý DOHA 6000 hoặc GUARSA. Sau khi xử lý 24 giờ nên tiến hành cấy vi sinh vật có lợi bằng các sản phẩm BON ONE.
- Thường xuyên bổ sung C MIX 25%, MUNOMAN, VITLEC 405 FS, HEPAVIROL Plus, BIOTICBEST giúp cá tăng sức đề kháng, cá khỏe, ăn mạnh, rút ngắn thời gian nuôi.
- Trong quá trình vận chuyển, thao tác cá, trước khi thả cá nên dùng SAN ANTISHOCK giúp hạn chế gây sốc, giảm hoạt động, giảm xây xát và giúp cá khỏe.
- Thường xuyên quan sát cá nuôi để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.
e. Trị bệnh
- Vớt cá chết ra khỏi ao, bè.
- Xử lý môi trường bằng DOHA 6000 hoặc WUNMID giúp tiêu diệt mầm bệnh. Xử lý lập lại lần 2 sau 48 giờ nếu cần thiết.
- Cho ăn:
   + Cắt giảm 40 - 50% lượng thức ăn so với nhu cầu.
+ Sáng: Dùng C MIX 25%, VITLEC 405 FS, HEPAVIROL Plus, PRORED B12.
+ Chiều: Dùng ANTI-S (1 kg/ 10 tấn cá) +SANFLOFENICOL (1kg/ 10 tấn cá) sử dụng liên tục 5 ngày.
2. Bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas
a. Nguyên nhân
Do các vi khuẩn Aeromonas (A.hydrophil, A. caviae, A. sobria) gây ra.
b. Triệu chứng
Trên thân có nhiều khối u đi kèm với các mảng xuất huyết màu đỏ, bụng sẫm màu từng vùng, nhiều vết thương xuất hiện ở lưng, đuôi và vây bị hoại tử, mắt lồi, đục, sưng phù, hậu môn sưng to. Cá bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước.
c. Điều kiện xuất hiện bệnh
Bệnh có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt dễ xuất hiện trong điều kiện nước ao bị nhiễm bẩn, oxy hòa tan thấp, nuôi cá với mật độ dày.
- Cải tạo ao kỹ trước khi thả cá.
- Bắt giống ở cơ sở sản xuất có uy tín.
- Mật độ  nuôi không quá dày.
- Cần xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi. Đặc biệt vào mùa mưa phù sa nhiều.
- Định kỳ 10 - 15 ngày xử lý DOHA 6000 hoặc GUARSA. Sau khi xử lý 24 giờ nên tiến hành cấy vi sinh vật có lợi bằng các sản phẩm BON ONE hoặc BONLIS.
- Thường xuyên bổ sung C MIX 25%, MUNOMAN, VITLEC 405 FS, HEPAVIROL Plus, BIOTICBEST  giúp cá tăng sức đề kháng, cá khỏe, ăn mạnh, rút ngắn thời gian nuôi.
- Trong quá trình vận chuyển, thao tác cá, trước khi thả cá nên dùng SAN ANTISHOCK giúp hạn chế gây sốc, giảm hoạt động, giảm xây xát và giúp cá khỏe.
- Thường xuyên quan sát cá nuôi để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.
e. Trị bệnh
- Vớt cá chết ra khỏi ao.
- Thay 20 - 30% nước trong ao bằng nguồn nước sạch, vệ sinh xung quanh ao.
- Không dùng chung dụng cụ chăm sóc của ao bị nhiễm bệnh với ao chưa bị nhiễm bệnh.
- Xử lý môi trường bằng DOHA 6000 hoặc GUARSA giúp tiêu diệt mầm bệnh. Xử lý lập lại lần 2 sau 48 giờ nếu cần thiết.
- Cho ăn:
   + Cắt giảm 40 - 50% lượng thức ăn so với nhu cầu.
+ Sáng: Dùng C MIX 25%, VITLEC 405 FS, HEPAVIROL Plus, PRORED B12.
+ Chiều: ANTI-S (1kg/ 8 - 10 tấn cá) hoặc HILORO (1 lít/ 20 tấn cá) trộn vào thức ăn, sử dụng liên tục 5 - 7 ngày.
                                                                       Tài liệu lưu hành nội bộ
                                                                      Tổng hợp của phòng kỹ thuật SANDO.




Những bài liên quan
Kỹ thuật nuôi cá trê vàng

Xung quanh ao phải thoáng, không có cây cối rậm rạp. Trường hợp ao nuôi cá nằm trong vườn, cần phải chặt bỏ các cây xung quanh ao để ao được thoáng.

Bổ sung khoáng và chất kích thích miễn dịch trong nuôi cá

Bài viết được lược dịch từ nghiên cứu của Fernando Kubitza PH.D được đăng trên tạp chí Aquaculturealliance để cung cấp hàm lượng khoáng, vitamin và các chất hỗ trợ miễn dịch trên cá nước ngọt và cá rô phi nuôi...

KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM

Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá trong ao để phát hiện sớm nhất các trường hợp: cá kém ăn, ao bị dơ, có dấu hiệu bệnh xảy ra. Từ đó chúng ta có biện pháp xử lý kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao hơn...

CÁCH NUÔI TRỨNG NƯỚC (BO BO) NHANH

Trứng nước, còn gọi là bo bo (Moina), thuộc bộ Cladocera, loại giáp xác nhỏ có giá trị dinh dưỡng cao và là thức ăn vô cùng quan trọng cho ấu trùng động vật thủy sản, đặc biệt giai đoạn vừa hết noãn hoàng. Dùng làm thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loài cá nước ngọt, lợ trong giai đoạn cá bột..

QUY TRÌNH NUÔI LƯƠN CÔNG NGHIỆP

Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm không bùn trên bể xi măng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chọn lươn giống là khâu quan trọng, quyết định thành công trong vụ nuôi. Con giống phải được mua ở các cơ sở sản xuất giống uy tín...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh