VIGAN
VỆ SỸ BẢO VỆ TÔM
Tôm có tiêm được vắc xin hay không?
Tôm là động vật bậc thấp không có hệ miễn dịch đặc hiệu (hay là trí nhớ miễn dịch), miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh) là hình thức phòng thủ thiết yếu của chúng.
Nguyên tắc chính của việc tiêm phòng là việc đưa một mầm bệnh đã được làm vô hại (không gây bệnh) vào cơ thể, từ đó kích thích khả năng phòng thủ tự nhiên của sinh vật (hệ thống miễn dịch). Phản ứng miễn dịch chính này kích hoạt khả năng ghi nhớ cho phép sinh vật tự bảo vệ hiệu quả khi bị lây nhiễm bởi cùng một mầm bệnh trong tương lai. Vì vậy, phản ứng này không thể xảy ra ở tôm.
Hệ miễn dịch có quan trọng đối với tôm hay không?
Hệ miễn dịch như một người lính gác bảo vệ, làm việc chăm chỉ 24/7 không ngừng nghỉ, đi rà soát từng ngóc ngách trong cơ thể để phát hiện, tiêu diệt các tác nhân do virut, vi khuẩn gây bệnh đốm trắng, đỏ thân, bệnh do Vibrio sp,…
Những người nuôi tôm thành công là nhờ có đàn tôm sống khoẻ mạnh thông qua việc tăng hệ thống miễn dịch, tăng sức sức khỏe và tăng tỷ lệ sống cho tôm.
Kích hoạt hệ miễn dịch của tôm
Để bù đắp sự khiếm khuyết về ghi nhớ miễn dịch, một số chất có tác dụng kích thích miễn dịch giúp cho cơ thể tôm sẵn sàng chống lại dịch bệnh.
Chất kích thích miễn dịch chứng minh có khả năng cải thiện một hoặc nhiều phản ứng (có thể đo lường được) từ hệ thống không đặc hiệu của tôm. Chất kích thích miễn dịch nhằm mục đích giữ cho hệ thống miễn dịch của tôm cảnh giác bằng cách kích hoạt phản ứng từ hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của chúng. Về mặt này, Βeta glucans và Mannan-oligosaccharides (MOS) đặc biệt được biết đến để kích hoạt hệ thống miễn dịch và chức năng của các tế bào thực bào, cải thiện khả năng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút.
Hoạt động của Beta glucan đối với việc kích hoạt hệ thống phòng bệnh của tôm
Beta-glucan hoạt động như chất kích thích tăng trưởng, chất kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên. Lipopolysaccharid (LPS), peptidoglycans và β-1,3-glucans là các chất được tìm thấy ở vi sinh vật như nấm và vi khuẩn,…. Khi các nhóm tác nhân này xâm nhập vào cơ thể tôm, hệ thống miễn dịch của tôm có khả năng phát hiện thành phần này trong vi sinh vật này và trực tiếp kích hoạt các chức năng phòng thủ của tế bào như thực bào, melanization, bao bọc và đông máu.
Beta-Glucan kích hoạt đại thực bào để tạo các miễn dịch chống lại mầm bệnh. Vai trò của Selen, Vitamin E, Vitamin A, Vitamin C và Tỏi đối với miễn dịch, khả năng kháng bệnh của tôm
- Selenium là một loại khoáng chất thiết yếu đối với sức khoẻ của động vật nói chung, bao gồm khả năng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường chức năng tuyến giáp, giảm viêm, giảm stress, bảo vệ chống lại các kháng thể và cân bằng hormon trong cơ thể.
Trên động vật thủy sản Selenium bảo vệ tế bào khỏi tác dụng độc của peroxide. Selenium kết hợp vitamin E có chức năng như 1 chất chống oxy hóa sinh học để bảo vệ phospholipid đa bất bảo hòa trong tế bào và màng dưới tế bào khỏi độc hại peoxy hóa (thefishsite).
- Vitamin C, Vitamin E, Vitamin A được biết đến là những chất tăng miễn dịch, chất chống Oxy hóa. Giúp loại bỏ các gốc Oxy hóa gây hại, phòng ngừa những bệnh do Vi rút, vi khuẩn, chất độc tấn công.
- Tỏi
Chiết xuất Allicin từ tỏi, là một kháng sinh tự nhiên, có tính diệt khuẩn mạnh chống lại tất cả bảy chủng Vibrio: V. harveyi, V. palahaemolyticus, V. damsel, V. alginolyticus, V. vulnificus, V. pelagius II, V. minicus (J. Kasornchandra, W. Chutchawanchaipan, M. Thavornyutikarn, J. Puangkaew - Viện nghiên cứu sức khỏe động vật thủy sản ven biển Thái Lan).
Các chủng vi khuẩn
|
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC, mg/ml)
|
V. harveyi
|
0,156
|
V. palahaemolyticus
|
0,312
|
V. damsel
|
0,156
|
V. alginolyticus
|
0,312
|
V. vulnificus
|
0,156
|
V. pelagius II
|
0,156
|
V. minicus
|
0,156
|
V. cholera ATCC 14035
|
0,156
|
E. coli ATCC 259223
|
0,312
|
Các giá trị nồng độ ức chế tối thiểu của tỏi tươi chống lại 7 chủng vi khuẩn Vibrio so với vi khuẩn tiêu chuẩn; V.cholerae ATCC 14035 và E. coli ATCC 259223 (Montira & CTV, 2005).
Bên cạnh đặc tính kháng khuẩn của Allicin, nó cũng có tác dụng điều hòa miễn dịch.
Tỏi đã được báo cáo là có đặc tính chống nấm (Yoshida & những người khác, 1987) và kháng virus (Weber & những người khác, 1992). Tuy nhiên không có nhiều sự ảnh hưởng của tỏi trong việc kháng virus được nghiên cứu trong loài tôm
Ngoài ra Tỏi có khả năng để xử lý các vấn đề về ký sinh trùng gregarines(một loại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột ) trong tôm nuôi.
Thời điểm nào làm suy giảm hệ miễn dịch tôm?
-
Vào thời tiết lạnh, mùa đông làm suy giảm khả năng hệ miễn dịch nên tôm dễ nhiểm bệnh do Vi rút, vi khuẩn.
-
Vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi, tôm ăn yếu, bị bệnh và các yếu tố môi trường biến động.
-
Khi vận chuyển, sang tôm hay thay đổi áp suất thẩm thấu (thay đổi độ mặn)
*VIGAN là công thức duy nhất trên thị trường bằng sự kết hợp hoàn hảo giữa Beta glucan, Mannan-oligosaccharides, Vitamin E, Vitamin A, Vitamin C, Selen và tỏi. Như một vacine, bảo vệ đàn tôm trọn vẹn thông qua tạo hệ thống miễn dịch.
Công dụng:
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng tỉ lệ sống và tăng khả năng chống chịu với điều kiện môi trường bất lợi.
- Giúp khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn.
- Ngừa bệnh đốm trắng, đỏ thân.
Liều dùng:
- Tăng tỉ lệ sống: 500 g/3000 m3 nước, 1 lần/ngày, trong 20 ngày đầu
- Phòng bệnh do vi rút, vi khuẩn: 2-5 g/kg thức ăn, 2 lần/ngày, cứ 10 ngày cho ăn 3 ngày
- Tắm tôm giống và tôm bố mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch: 5 g/m3 nước, trong vòng 2-3 giờ.
Tài liệu do Phòng Kỹ thuật Cty SANDO biên soạn.