Ngày đăng: 03/04/2025  
A- Bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá bóng mú.

Bệnh ngoại ký sinh trùng thường trong quá trình nuôi hay bị nhiểm nhiều loại ngoại ký sinh nên chúng ta chuẩn đoán kỹ và để có giải pháp tốt.

1- Bệnh sán lá đơn chủ trên cá bóng mú. (Monogenea - Benedenia, Neobenedenia)

Dấu hiệu:
- Cá bơi lờ đờ, cọ mình vào thành lồng, bể, chạy quanh ao, nhảy, gom chạy theo bầy.
- Xuất hiện vết đỏ, vết loét , đốm trắng trên thân
- Mang cá tổn thương, tiết nhiều nhớt, cá khó thở.

Nguyên nhân: Do sán lá đơn chủ (Monogenea) ký sinh ở da và mang cá.

Phòng bệnh sán lá đơn chủ trên cá bóng mú:
- Duy trì chất lượng nước tốt, giảm mật độ nuôi, dùng định kỳ vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR
- Sát trùng nước định kỳ bằng SAPOL, DOXIT 300, GUARSA
- Tăng cường đề kháng, tăng hệ miễn dịch: PRORED B12, HEPAVIROL PLUS, LACTOZYM, .
- Định kỳ dùng thuốc nội ngoại ký sinh trùng: RAZIDO

Trị bệnh sán lá đơn chủ trên cá bóng mú:
*Dùng trộn ăn: RAZIDO
*Tạt: GUARSA + DOXIT 300.
*Bổ sung dinh dưỡng: FERSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL Plus, SAN ANTI SHOCK

2- Bệnh trùng bánh xe hay Trùng mặt trời (Trichodina spp.)

Dấu hiệu của bệnh trùng bánh xe:
- Xuất hiện nhiều nhớt trên da và mang, có thể thấy những đốm trắng mờ trên thân.
- Mang cá bị tổn thương, cá có biểu hiện khó thở, nổi đầu vào sáng sớm.
-Ăn yếu, bỏ ăn, suy yếu và chết rải rác.

Nguyên nhân bệnh trùng bánh xe cá bóng mú
-Bệnh do trùng bánh xe (Trichodina spp.) là một trong những bệnh ngoại ký sinh trùng phổ biến,Trichodina là loài đơn bào sống ký sinh trên da và mang cá. Phát triển trong điều kiện môi trường nước ô nhiễm, mật độ nuôi dày.
- Chúng gây tổn thương lớp biểu mô da và mang, khiến cá bị stress, suy yếu, dễ nhiễm vi khuẩn và nấm.

Phòng bệnh trùng bánh xe cá bóng mú.
- Duy trì chất lượng nước tốt, giảm mật độ nuôi, dùng định kỳ vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR
- Sát trùng nước định kỳ bằng SAPOL, DOXIT 300, Guarsa
- Tăng cường đề kháng, tăng hệ miễn dịch: PRORED B12, HEPAVIROL PLUS, LACTOZYM, .
- Định kỳ dùng thuốc nội ngoại ký sinh trùng: RAZIDO

Trị bệnh trùng bánh xe cá bóng mú
+Xử lý nước:
Cách 1: OSCILL ALGA + BIOXIDE 150 hoặc SAPOL
Cách 2: GUARSA + DOXIT 300.
+ Bổ sung dinh dưỡng: FERSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL PLUS, SAN ANTI SHOCK

1. Bệnh trùng loa kèn trên cá bóng bớp(Ambiphrya, Apiosoma, Epistylis)

Nguyên nhân

-Do các loài trùng loa kèn bám trên mang, da, vây cá
-Xuất hiện nhiều trong điều kiện nước ô nhiễm, mật độ nuôi cao, cá bị stress.

Triệu chứng

Dấu hiệu nhẹ:
-Cá bơi lờ đờ, hay ngoi lên mặt nước, ngứa cọ mình vào đáy ao, bơi chạy quanh bờ,..
-Da cá xuất hiện mảng nhầy màu trắng xám, vây bị tưa rách.
-Mang cá tiết nhiều dịch nhầy, cá khó thở.
- Tỷ lệ nhiểm thấp
Dấu hiệu bệnh nặng:
-Xuất huyết trên mang và thân cá, da bị ăn mòn.
-Mang bị viêm đỏ, xuất huyết hoặc bị hủy hoại dẫn đến cá ngạt thở.
-Cá yếu dần, giảm ăn, chết hàng loạt nếu không điều trị.

🔹 Điều kiện dễ phát bệnh

-Nước ao bị ô nhiễm, nhiều chất hữu cơ lắng đọng.
-Mật độ nuôi quá dày, cá bị stress.
-Ít thay nước

🔹 Cách trị bệnh

Xử lý nước:
Cách 1: OSCILL ALGA + BIOXIDE 150 hoặc SAPOL
Cách 2: GUARSA + DOXIT 300.
+ Bổ sung dinh dưỡng: FERSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL Plus.
+ Cải thiện chất lượng nước bằng vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR

2. Bệnh do trùng mỏ neo (Lernaea spp.) trên cá bống mú

Nguyên nhân: Bệnh do trùng mỏ neo (Lernaea spp.), một loài giáp xác ký sinh gây ra.

Thời điểm xuất hiện: Thường gặp khi nhiệt độ nước ấm (>25°C), môi trường ô nhiểm, nuôi mật độ cao.

Vòng đời của trùng mỏ neo:

Trùng mỏ neo trải qua nhiều giai đoạn phát triển: trứng → ấu trùng bơi tự do → ấu trùng bám vào vật chủ → trưởng thành.
Con cái sau khi ký sinh trên cá sẽ đẻ trứng, tiếp tục phát tán ra môi trường.
Dấu hiệu bệnh:
* Biểu hiện bên ngoài:
+ Giống như cái mỏ neo, có sợi trắng mảnh dài (2-10mm) cắm sâu vào vào da, cơ của cá bằng phần đầu nhọn, gây tổn thương mô nghiêm trọng như cá bị loét da, xuất huyết quanh vùng ký sinh làm cá dễ nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn.
+ Cá bơi lờ đờ, chậm lớn, có thể bỏ ăn, phát hiện chậm gây chết
*Biểu hiện bên trong:
+Nếu nhiễm nặng ảnh hưởng đến đến nội tạng như trắng gan, trắng mang,..
+Cá suy kiệt do mất máu, có thể chết.

Phòng bệnh trùng mỏ neo trên cá bóng mú

*Cải tạo ao kỹ
*Kiểm soát nguồn nước:
-Thả cá giống từ nguồn rõ ràng, chất lượng
- Giữ nước sạch, giảm ô nhiễm hữu cơ.
- Kiểm soát ốc, giáp xác trước và trong nuôi, vì đây là vật chủ trung gian của trùng mỏ neo.
-Kiểm tra kỹ trùng mỏ neo cá giống trước khi thả nuôi
-Tắm cá giống bằng SAPOL để diệt ký sinh trùng, SAN OSOL để chống nhiểm trùng phòng bệnh do vi khuẩn.
Định kỳ sát trùng ao/lồng bè:bằng SAPOL, DOXIT 300, GUARSA
Dùng thuốc phòng ngoại ký sinh trùng định kỳ: ISA, RAZIDO

Tri bệnh trùng mỏ neo trên cá bóng mú.

+ Dùng thuốc ngoại ký sinh trùng định kỳ: ISA.
+ Kết hợp cho ăn thuốc xổ: RAZIDO
+ Sát trùng vết thương bằng SANDIN 267 hay VIDINSA, có thể kết hợp muối NaCl  2-3% trên m3 nước ao/bè nuôi. Hoặc sát trùng bằng GUARSA, DOXIT 300.
+ Bổ sung dinh dưỡng: FERSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL PLUS, SAN ANTI SHOCK
B-Bệnh nội ký sinh trùng trên cá bống mú
Bệnh nội ký sinh trùng là nhóm bệnh nguy hiểm vì ký sinh trùng sống bên trong cơ thể cá, gây tổn thương nội tạng, làm cá chậm lớn, suy dinh dưỡng, thậm chí gây chết hàng loạt nếu không có cách phòng bệnh đúng, tăng hệ số thức ăn. Dưới đây là những bệnh nội ký sinh trùng phổ biến trên cá bóng mú.
Cách phòng bệnh chung nội ký sinh trên cá bóng mú:
- Cải tạo ao kỹ
- Diệt các vật chủ trung gian như: ốc bằng TRIHO 05 liều cao (3-4 lít/1000 m3)
- Duy trì chất lượng nước tốt, giảm mật độ nuôi, dùng định kỳ vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR
- Sát trùng nước định kỳ bằng SAPOL, OSCILL ALGA, DOXIT 300, GUARSA
- Tăng cường đề kháng, tăng hệ miễn dịch: FERSAN hay PRORED B12, HEPAVIROL PLUS, LACTOZYM
- Định kỳ dùng thuốc xổ ký sinh trùng: RAZIDO, SAZOL,..
- Không cho cá ăn thức ăn sống từ môi trường tự nhiên có thể nhiễm ấu trùng sán, dễ bị bệnh đường tiêu hóa.
- Nội ký sinh trùng thường trong quá trình nuôi hay bị nhiểm nhiều loại ký sinh nên chúng ta chuẩn đoán kỹ và để có giải pháp tốt.

1. Bệnh do giun sán ký sinh trên cá bóng mú

a- Bệnh do sán lá gan (Centrocestus spp., Lecithochirium spp.) trên cá bóng mú

Nguyên nhân

- Sán lá ký sinh ở gan, ruột cá, gây tổn thương đến hệ tiêu hóa.
- Cá nhiễm sán thường do ăn phải động vật giáp xác nhỏ hoặc nước bị ô nhiễm hoặc nước có trứng sán
- Ốc là vật chủ trung gian truyền bệnh.

Dấu hiệu
- Cá gầy yếu, chậm lớn, bụng to bất thường
- Cá ăn ít, bơi lờ đờ, chết khi nhiễm nặng.
- Nội tạng cá có thể bị viêm, xuất huyết, gan chuyển màu sậm, trắng gan

Trị bệnh: Liên tục 2 -3 ngày.
-Dùng thuốc xổ ký sinh trùng: RAZIDO, SAZOL. Có thể kết hợp tăng hiệu quả.

b- Bệnh do sán dây (Bothriocephalus spp.) trên cá bóng mú.

Nguyên nhân

- Sán dây ký sinh chủ yếu ở ruột cá, hấp thụ chất dinh dưỡng, làm cá suy dinh dưỡng.
- Chất lượng nước kém.
- Do thức ăn tươi sống
- Cá bị nhiễm khi ăn phải ấu trùng sán có trong nước hay động vật giáp xác nhỏ.

Biểu hiện
- Cá gầy yếu, bụng to, phân trắng
- Cá có thể ói thức ăn, tiêu hóa kém, tăng trưởng chậm.
- Khi mổ cá, thấy sán dây dài trong ruột.

Điều trị bệnh do sán dây trên cá bóng mú.
*Dùng thuốc xổ:
+ RAZIDO, trộn thức ăn 2- 5 ngày liên tục, hoặc VAMSOL, trộn thức ăn 2 ngày.
+ Bị nặng: VAMSOL + RAZIDO, trộn thức ăn 2 ngày.
*Trường hợp nặng bị bội nhiểm do vi khuẩn gây sưng chướng bệnh,...thì kết hợp kháng sinh trị bệnh: HILORO + DOXISOL hoặc SAN FLOFENICOL + TRIMDOX
* Sát trùng nước bằng GUARSA, DOXIT 300.
*Bổ sung dinh dưỡng: FERSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL PLUS, SAN ANTI SHOCK

c-Bệnh trùng bào tử do Myxosporea spp.

Nguyên nhân

- Trùng bào tử ký sinh trong máu, gan, thận, não cá.
- Lây qua nước, ký sinh trùng có thể tồn tại lâu trong môi trường.
- Chất lượng nước kém

Triệu chứng

- Cá yếu, kém ăn, mất màu sắc tự nhiên.
- Bụng cá có thể trướng to
- Khi mổ cá, thấy nhiều nang trắng chứa ký sinh trùng trong gan, thận.

Điều trị:
+ RAZIDO kết hợp SAZOL, trộn thức ăn 2- 5 ngày liên tục.
+ Trường hợp nặng bị bội nhiểm do vi khuẩn gây bệnh nội tạng gan thận mủ, sưng gan,..thì kết hợp kháng sinh trị bệnh: HILORO + DOXISOL
+ Sát trùng nước bằng GUARSA, DOXIT 300.
+ Bổ sung dinh dưỡng: FERSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL PLUS, SAN ANTI SHOCK

3-Bệnh do giun tròn ký sinh (Nematode – Capillaria spp.) trên cá bóng bớp

Nguyên nhân

- Giun tròn Capillaria spp. ký sinh trong ruột cá, gây rối loạn đường tiêu hóa.
- Cá bị nhiễm do ăn ấu trùng giun từ môi trường

Triệu chứng

- Khi mổ cá, thấy nhiều giun nhỏ màu trắng trong ruột.
- Bụng trương to
- Phân trắng, phân lỏng
- Cá có thể bỏ ăn, ăn yếu, suy dinh dưỡng

Điều trị do giun tròn ký sinh, trộn thức ăn 2- 5 ngày liên tục
+ RAZIDO hoặc SAZOL.
+ Trường hợp nặng kết hợp RAZIDO + SAZOL
+ Trường hợp nặng bị bội nhiểm do vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa,..thì kết hợp kháng sinh trị bệnh: TRIMDOX hay SAN COSUL hoặc HILORO + DOXISOL
+ Sát trùng nước bằng Guarsa, Doxit 300.
+ Bổ sung dinh dưỡng: LACTOZYM, FERSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL PLUS

C. Phân biệt khác nhau giữa cá mú và bóng mú.
 
Chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa cá bóng mú và cá mu, sau đây gợi ý về sự khác nhau nay.

A- Sự khác nhau giữa cá mú nuôi và cá bống mú nuôi.
 
Tiêu chí Cá mú nuôi Cá bống mú nuôi
Họ khoa học Họ Cá mú (Serranidae), chi Epinephelus
Cá mú nghệ, cá mú cọp, cá mú đỏ,…
Họ cá bống (Eleotridae), chi Oxyeleotris
 
Môi trường sống Nước biển, nước lợ (chủ yếu biển) Nước ngọt, nước lợ
Hình dạng Thân dày, to, đầu lớn, miệng rộng Thân thon dài, hoa văn cẩm thạch, mềm hơn
Tốc độ tăng trưởng Nhanh hơn, có thể đạt 1-3 kg sau 12-18 tháng nuôi Chậm hơn, thường đạt 0.5-1.5 kg sau 12-18 tháng nuôi
Thức ăn Cá tạp, tôm, thức ăn công nghiệp Cá tạp, trùn chỉ, thức ăn công nghiệp
Kỹ thuật nuôi Chủ yếu nuôi trong lồng bè, ao đất nước lợ Nuôi trong ao nước ngọt, lợ
Mật độ nuôi 5-15 con/m³ (lồng) hoặc 2-3 con/m² (ao) 2-5 con/m²
Sức đề kháng Khá mạnh, dễ thích nghi Nhạy cảm với môi trường hơn
Giá trị kinh tế Cao, xuất khẩu mạnh, giá dao động 300.000 - 800.000 VNĐ/kg tùy loại Trung bình, giá khoảng 150.000 - 300.000 VNĐ/kg

B- Bạn lựa chọn nuôi cá mú hay cá bống mú để nuôi ?

- Nếu có điều kiện nước biển hoặc nước lợ ổn định, cá mú là lựa chọn tốt hơn vì tốc độ lớn nhanh và giá trị kinh tế cao.
- Nếu nuôi nước ngọt hoặc nước lợ thấp, cá bống mú phù hợp hơn nhưng cần chăm sóc kỹ để đạt năng suất tốt.

C- Khu vực nuôi trọng điểm cá bống mú tại Việt Nam

Cá bống mú là loài sống chủ yếu ở nước ngọt và nước lợ nhẹ, do đó các vùng nuôi tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh ven biển miền Trung, miền Bắc.

🔹 Miền Nam - Đồng bằng sông Cửu Long (Vùng trọng điểm nhất)

Các khu vực nuôi tiêu biểu:
Bến Tre: Vùng nuôi tập trung ở Ba Tri, Bình Đại.
Tiền Giang: Huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông.
Sóc Trăng: Vùng ven sông, gần cửa biển Trần Đề.
Bạc Liêu: Huyện Đông Hải, Hòa Bình.
Cà Mau: Các vùng ven biển, huyện Đầm Dơi, Năm Căn.

Tập tính sinh sống cá bóng mú

Để quản lý, thành công nuôi loại cá này. Chúng ta cần nắm cơ bản về đặc tính sinh sống loài cá bóng mú sau:
*Môi trường sống: Cá bống mú sống chủ yếu ở vùng nước lợ và ven biển, có thể thích nghi với nước ngọt.
*Tập tính sinh hoạt:
- Sống đáy, thích trú ẩn trong hang hốc.
- Hoạt động mạnh về đêm, ban ngày ít di chuyển.
*Tính ăn:
- Là loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu là tôm, cá nhỏ, động vật giáp xác và nhuyễn thể.
- Trong nuôi trồng, có thể ăn thức ăn viên công nghiệp nếu được huấn luyện từ nhỏ.

*Điều kiện môi trường nuôi thích hợp cho cá bóng mú.

Yếu tố Giá trị thích hợp
Nhiệt độ nước 26 - 30°C
Độ mặn 10 - 25‰
pH 7.5 - 8.5
Oxy hòa tan >= 5 mg/L
Độ trong 30 - 50 cm
Mật độ nuôi 5 - 10 con/m² trong ao
Phòng Kỹ Thuật SANDO



Những bài liên quan
Bệnh nội và ngoại ký sinh trùng trên cá lóc

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá lóc. Xuất hiện tất cả các mô hình nuôi, đặc biết nuôi ao với mật độ dày bị nhiểm tỷ lệ cao (85,9%). ..

Cách xử lý các bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá

Kết hợp sử dụng các sản phẩm đặc trị để xử lý hiệu quả

SAPOL for fish - Đặc trị nấm thủy mi, trị bệnh thối đuôi & Xử lý ngoại ký sinh trùng trên cá

SAPOL for fish - Đặc trị nấm thủy mi, trị bệnh thối đuôi & Xử lý ngoại ký sinh trùng trên cá...

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ

Bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá nuôi bao gồm: Bệnh do trùng mỏ neo, rận cá, nấm thủy my, trùng bánh xe, bệnh do bào tử trùng, bệnh sán lá đơn chủ...

OSCILL ALGA + ISOVA: BỘ ĐÔI XỬ LÝ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG AN TOÀN HIỆU QUẢ TRÊN CÁ CÓ VẢY

OSCILL ALGA + ISOVA: Diệt sạch ký sinh: trùng quả dưa, trùng bánh xe, trùng mỏ neo, sán lá, đỉa, rận,...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh