Ngày đăng: 18/04/2025  
CÁCH PHÒNG &TRỊ BỆNH NỘI NGOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ MÚ

A. Bệnh nội ký sinh trùng thường gặp trên cá mú.


1. Cách phòng bệnh chung trên cá mú:Bệnh nội ký sinh trùng là nhóm bệnh nguy hiểm vì ký sinh trùng sống bên trong cơ thể cá, gây tổn thương nội tạng, làm cá chậm lớn, suy dinh dưỡng, hệ số FCR cao, thậm chí gây chết hàng loạt nếu không có cách phòng bệnh đúng.

Cách phòng bệnh chung cho bệnh nội ký sinh trên cá mú:
- Cải tạo ao, lồng bè kỹ
- Diệt các vật chủ trung gian như: như ốc, TRIHO 05 liều cao (3-4 lít/1000 m3)
- Duy trì chất lượng nước tốt, giảm mật độ nuôi, dùng định kỳ vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR
- Sát trùng nước định kỳ bằng SAPOL, OSCILL ALGA, DOXIT 300, GUARSA
- Tăng cường đề kháng, tăng hệ miễn dịch: FERSAN hay PRORED B12, HEPAVIROL PLUS, LACTOZYM, SAN ANTI SHOCK
- Định kỳ dùng thuốc xổ ký sinh trùng: RAZIDO, SAZOL
- Định kỳ tẩy giun cho cá 30 ngày/lần (RAZIDO, SAZOL).
- Cho ăn DOGACA 5 g/kg thức ăn, cử 10 ngày cho ăn 3 ngày, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm nhiễm ký sinh trùng.
- Không cho cá ăn thức ăn sống từ môi trường tự nhiên có thể nhiễm ấu trùng sán, dễ bị bệnh đường tiêu hóa.
Nội ký sinh trùng thường trong quá trình nuôi hay bị nhiểm nhiều loại ký sinh nên chúng ta chuẩn đoán kỹ và để có giải pháp tốt.

2. Cách trị bệnh giun sán, nội ký sinh trùng trên cá mú.
* Dùng thuốc xổ



*Liều lượng: tùy theo từng giải đoạn cá, mật độ ký sinh và giai đoạn phát triển của ký sinh mà điều chỉnh liều phù hợp.
* Kháng sinh: Thường khi cá bị giun sán dễ bị tổn thương đường ruột, thậm chí bị nặng cá bị gan thận mủ, trắng gan..thì kết hợp kháng sinh trị bệnh:
+Tổn thương đường tiêu hóa: TRIMDOX hay SAN COSUL.
+Bị bệnh gan thận mủ, trắng gan trắng mang,..: HILORO + DOXISOL
* Sát trùng nước:
+ Dạng Ao nuôi: GUARSA hoặc DOXIT 300.
+ Nuôi Lồng, Bè: ASAHA (dùng treo bè)
* Bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt: FERSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL PLUS , LACTOZYM

LƯU Ý: Khi xổ giun sán - trị bệnh nội ký sinh trùng cá mú
-Chẩn đoán chính xác loại ký sinh và sự bội nhiểm trước khi điều trị
-Dùng thuốc đúng loại, đúng liều lượng, đúng cách dùngQuản lý môi trường nước
-Cải thiện hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng, tăng hồng cầu
-Kiểm soát tái nhiễm. Cho ăn DOGACA 5 g/kg thức ăn, cử 10 ngày cho ăn 3 ngày, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ tái nhiễm ký sinh trùng.
-Không cho cá ăn mồi sống chưa qua xử lý, nên dùng thức ăn công nghiệp
-Nếu nuôi trong lồng bè, nên di chuyển lồng đến khu vực có dòng chảy tốt để giảm nguy cơ tái nhiễm.


B. Bệnh ngoại ký sinh thường gặp trên cá mú

Bệnh ngoại ký sinh trùng thường trong quá trình nuôi hay bị nhiểm nhiều loại ngoại ký sinh nên chúng ta chuẩn đoán kỹ và để có giải pháp. Thường bị bội nhiểm nhiều loại ngodại ký sinh.


1. Cách phòng bệnh chung trên cá mú.
* Chọn giống khỏe – kiểm dịch kỹ cá giống
-Chọn chất lượng giống tốt và nơi có uy tín.
-Tuyệt đối không thả cá giống nhiễm bệnh hoặc có biểu hiện ký sinh.
- Quan sát kỹ mang, da, vây dưới kính hiển vi nếu có thể.
-Trước khi thả, nên tắm SAPOL (1 ppm trong 30 phút).
- Sau khi thả cá 12 tiếng (buổi chiều mát), tắm cá chống xây xát do vận chuyện, bị nhớt bằng SAN OSOL.
*Thả mật độ nuôi hợp lý
-Tránh thả quá dày, gây stress, thiếu oxy
-Đảm bảo đủ diện tích bơi lội và oxy hòa tan cao trong nước (> 4 mg/L).

*Cải thiện và duy trì chất lượng nước
-Định kỳ thay nước, hút chất thải.
-Duy trì pH: 7.5–8.5, NH₃: < 0.05 mg/L, NO₂: < 0.1 mg/L.
-Dùng chế phẩm sinh học để ổn định môi trường: BON ONE, BACBIOZEO,…Nếu nuôi bè thì không dùng.
-Định kỳ sát trùng nước nuôi
+Sát trùng nước định kỳ: SAPOL, BIOXIDE 150, DOXIT 300, GUARSA.
+Nếu nuôi bè: treo ASAHA
*Định kỳ dùng thuốc ngoại ký sinh trùng: trộn ăn RAZIDO, 30 ngày/lần, dùng 1-2 lần.
*Tăng cường sức đề kháng cho cá
- Ưu tiên thức ăn công nghiệp, chất lượng tốt, không bị mốc.
- Tăng cường đề kháng, tăng hệ miễn dịch: FESAN hay PRORED B12, HEPAVIROL PLUS, LACTOZYM, SAN ANTI SHOCK.
*Tránh làm cá bị stress
- Không cho ăn khi nhiệt độ cao, thời tiết xấu.
- Hạn chế kéo lưới, di chuyển cá quá thường xuyên.
- Khi thu hoạch hoặc sang lồng, sang ao phải nhẹ nhàng, tránh trầy xước.
- Giải quyết khi bị các trường hợp trên với SAN ANTI SHOCK tạt hoặc trộn ăn để giảm stress.
*Theo dõi cá thường xuyên.
- Phát hiện sớm bằng việc Quan sát hành vi cá: bơi lội, ăn uống, màu sắc da , mang,..
- Nếu thấy cá cọ mình, kéo đàn, nổi đầu, ăn yếu, bỏ ăn thì kiểm tra ngay.
2. Cách trị ngoại ký sinh trùng trên cá mú
a. Bệnh trùng bánh xe-Trùng mặt trời (Trichodina spp.) trên cá mú.

Dấu hiệu của bệnh trùng bánh xe:
- Xuất hiện nhiều nhớt trên da và mang, có thể thấy những đốm trắng mờ trên thân
- Có hiện tượng ngứa. Cá cọ thân vào lồng, lưới, đáy ao
- Mang cá bị tổn thương, cá có biểu hiện khó thở, nổi đầu vào sáng sớm.
- Ăn yếu, bỏ ăn, suy yếu
- Nếu nặng có thể gây lở loét và chết rải rác.
Nguyên nhân bệnh trùng bánh xe cá mú
-Bệnh do trùng bánh xe (Trichodina spp.) là một trong những bệnh ngoại ký sinh trùng phổ biến,Trichodina là loài đơn bào sống ký sinh trên da và mang cá. - Phát triển trong điều kiện môi trường nước ô nhiễm, mật độ nuôi dày.
- Do cá giống mang sẵn mầm bệnh.
- Chúng gây tổn thương lớp biểu mô da và mang, khiến cá bị stress, suy yếu, dễ nhiễm vi khuẩn và nấm.
Trị bệnh trùng bánh xe cá mú.
+Xử lý nước:
Cách 1: OSCILL ALGA + BIOXIDE 150 hoặc SAPOL
Cách 2: GUARSA + DOXIT 300.
Nếu nuôi bè: Treo bè: ASAHA
+ Bổ sung dinh dưỡng: FERRSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL PLUS, SAN ANTI SHOCK.
b. Bệnh trùng quả dưa trên cá mú

Biểu hiện bệnh lý:
-Cá kém ăn, bơi lờ đờ.
-Trên da cá xuất hiện các đốm trắng nhỏ, mang nhiều nhớt
-Cá cọ mình vào thành lồng, đáy ao.
Nguyên nhân:
Thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt là lạnh.
Nước ô nhiễm, tích tụ nhiều chất hữu cơ.
Cá suy yếu, vận chuyển lâu, bị stress.


Cách trị bệnh trùng quả dưa trên cá mú
+Xử lý nước:
Cách 1: BIOXIDE 150 + SAPOL
Cách 2: OSCILL ALGA + BIOXIDE 150
Cách 3: GUARSA + DOXIT 300.
Nếu nuôi bè: Treo bè: ASAHA
+ Bổ sung dinh dưỡng: FERSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL PLUS
+ Cải thiện chất lượng nước bằng vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR

c. Bệnh trùng loa kèn trên cá mú (Epistylis)
Biểu hiện bệnh lý:
Cá kém ăn, bơi lờ đờ.
Trên da cá xuất hiện các đốm trắng nhỏ, tiết nhiều nhớt.
Mang cá sưng, khó thở, cá nổi đầu.
Nguyên nhân:
Nước ô nhiễm, tích tụ nhiều chất hữu cơ.
Mật độ nuôi quá cao, thiếu oxy.
Cá yếu, sức đề kháng kém.
Dấu hiệu bệnh nặng:
-Xuất huyết trên mang và thân cá, da bị ăn mòn.
-Mang bị viêm đỏ, xuất huyết hoặc bị hủy hoại dẫn đến cá ngạt thở.
-Cá yếu dần, giảm ăn, chết hàng loạt nếu không điều trị.

Cách trị bệnh trùng loa kèn trên cá mú
+ Xử lý nước hóa chất:
Cách 1: BIOXIDE 150 hoặc SAPOL
Cách 2: GUARSA + DOXIT 300.
Nếu nuôi bè: Treo bè: ASAHA
+ Cải thiện chất lượng nước bằng vi sinh: BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR
+ Bổ sung dinh dưỡng: FERSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL PLUS.

d. Bệnh do trùng mỏ neo (Lernaea spp.) trên cá mú
Nguyên nhân: Bệnh do trùng mỏ neo (Lernaea spp.), một loài giáp xác ký sinh gây ra.
Thời điểm xuất hiện: Thường gặp khi nhiệt độ nước (>25°C), môi trường ô nhiểm, nuôi mật độ cao.
Vòng đời của trùng mỏ neo:
Trùng mỏ neo trải qua nhiều giai đoạn phát triển: trứng → ấu trùng bơi tự do → ấu trùng bám vào vật chủ → trưởng thành.
Con cái sau khi ký sinh trên cá sẽ đẻ trứng, tiếp tục phát tán ra môi trường.
Dấu hiệu bệnh:
* Biểu hiện bên ngoài:
+ Giống như cái mỏ neo, có sợi trắng mảnh dài (2-10mm) cắm sâu vào vào da, cơ của cá bằng phần đầu nhọn, gây tổn thương mô nghiêm trọng như cá bị loét da, xuất huyết quanh vùng ký sinh làm cá dễ nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn.
+ Cá bơi lờ đờ, chậm lớn, có thể bỏ ăn, phát hiện chậm gây chết
*Biểu hiện bên trong:
+Nếu nhiễm nặng ảnh hưởng đến đến nội tạng như trắng gan, trắng mang,..
+Cá suy kiệt do mất máu, có thể chết.

* Trị bệnh trùng mỏ neo trên cá mú.
+ Dùng thuốc ngoại ký sinh trùng: ISA.
+ Kết hợp cho ăn thuốc xổ nội ngoại KST: RAZIDO
+ Sát trùng vết thương bằng SANDIN 267 hay VIDINSA Hoặc sát trùng bằng GUARSA, DOXIT 300. Nuôi lồng bè thì treo ASAHA
+ Bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt: FERSAN hoặc PRORED B12, HEPAVIROL PLUS.

e. Rận cá (Argulus spp.) trên cá mú
Biểu hiện bệnh lý:
-Cá nhảy khỏi mặt nước, bơi lội không bình thường.
-Cọ vào các vật trong ao, lồng bè
-Xuất hiện vết xuất huyết trên thân, gốc vây,..
Nguyên nhân & điều kiện thuận lợi:
-Cá giống nhiễm mầm bệnh, không được xử lý kỹ.
-Ao nuôi nhiều rong rêu, không được vệ sinh định kỳ.
-Chất lượng nước kém.
-Thời tiết thay đổi, cá yếu dễ bị ký sinh.

Cách Tri rận đĩa trên cá mú.
Cách 1: Có thể kết hợp tắm nước ngọt để giảm nhanh số lượng rận.
Cách 2:
+ Dùng thuốc ngoại ký sinh trùng: ISA.
+ Kết hợp cho ăn thuốc xổ nội ngoại KST: RAZIDO
+ Sát trùng vết thương bằng SANDIN 267 hay VIDINSA. Hoặc sát trùng bằng GUARSA, DOXIT 300. Nuôi lồng bè thì treo ASAHA
+ Bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt: FERSAN, PRORED B12, SANSORIN +B12, HEPAVIROL PLUS.

C. Chú ý khi cá bị ngoại ký sinh trùng:
Khi cá bị ngoại ký sinh trùng (ký sinh bên ngoài như da, mang, vây,..), nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh kế phát (biến chứng thứ cấp) do sức đề kháng giảm và tổn thương mô, mất máu. Các vấn đề kế phát phổ biến gồm:
- Nhiểm khuẩn gây bệnh lở loét, gan thận mủ, xuất huyết,..
- Nhiểm nấm, virus.
-Giảm tăng trưởng, kém hấp thu dinh dưỡng, FCR cao.

- Tăng tỷ lệ chết hàng loạt:
+ Đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc môi trường xấu.
+ Nếu nhiễm đồng thời ký sinh trùng + vi khuẩn/nấm/virus thì tỷ lệ chết có thể rất cao.

Cho nên khi phát hiện thì gợi ý cách xử lý sau:
*Nhẹ:
- Xử lý ngoại ký sinh.
- Cho ăn kháng sinh liều thấp để phòng, như: TRIMDOX, SAN COSUL hoặc SAN FLOFENICOL, HILORO, SAN OSOL
*Nặng: bị kế phát bệnh
- Xử lý ngoại ký sinh.
- Cho ăn kháng sinh 3- 5 ngày để trị, như:

+ Hệ tiêu hóa, lở loét, xuất huyết: TRIMDOX, SAN COSUL hoặc SAN FLOFENICOL, HILORO, SAN OSOL
+ Gan thận mủ: HILORO + DOXISOL, hoặc SAN FLOFENICOL + DOXISOL
Phòng Kỹ Thuật SanDo



Những bài liên quan
BỆNH NGOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ BÓNG MÚ

Bệnh ngoại ký sinh trùng thường trong quá trình nuôi hay bị nhiểm nhiều loại ngoại ký sinh nên chúng ta chuẩn đoán kỹ và để có giải pháp tốt.Bệnh nội ký sinh trùng là nhóm bệnh nguy hiểm vì ký sinh trùng sống bên trong cơ thể cá, gây tổn thương nội tạng, làm cá chậm lớn, suy dinh dưỡng,...

Bệnh nội và ngoại ký sinh trùng trên cá lóc

Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá lóc. Xuất hiện tất cả các mô hình nuôi, đặc biết nuôi ao với mật độ dày bị nhiểm tỷ lệ cao (85,9%). ..

Cách xử lý các bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá

Kết hợp sử dụng các sản phẩm đặc trị để xử lý hiệu quả

SAPOL for fish - Đặc trị nấm thủy mi, trị bệnh thối đuôi & Xử lý ngoại ký sinh trùng trên cá

SAPOL for fish - Đặc trị nấm thủy mi, trị bệnh thối đuôi & Xử lý ngoại ký sinh trùng trên cá...

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ

Bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá nuôi bao gồm: Bệnh do trùng mỏ neo, rận cá, nấm thủy my, trùng bánh xe, bệnh do bào tử trùng, bệnh sán lá đơn chủ...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh