SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÈN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PHÈN BẰNG VI SINH CỦA CTY SANDO
A / Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm công nghiệp nói riêng thì sự ảnh hưởng của phèn trong quá trình nuôi là một vấn đề cấp bách và gây hậu quả không nhỏ đến sự phát triển và tăng trưởng của đối tượng nuôi tôm cá,...
Vậy vùng đất nhiễm phèn được sinh ra như thế nào?
Quá trình hình thành đất phèn là do các chất hữa cơ tích tụ và bị phân hủy trong điều kiện yếm khí bởi chủng loại vi khuẩn khử sunfua, chúng chuyển hóa các hợp chất lưu huỳnh (trong thực vật, trong đất, trong nước…vv..) thành dạng khí sunfua hydro (H2S), khí này xâm nhập vào nước ngầm và kết hợp với sắt (II) tạo thành sắt sunfua và tiếp tục chuyển hóa thành sắt bisunfua (pyrit,FeS2) dạng tinh thể với phản ứng minh họa sau:
2CH2O (hữa cơ) + SO42- → H2S + 2HCO3-
Fe(OH)2 + H2S → FeS + H2O
FeS + S → FeS2 (pyrit)
Để có thể biết được vùng đất có bị nhiễm phèn hay không ta cần chú ý như sau: Đất nhiễm phèn thường nền đất có màu xám đen, nhất là nơi giàu chất khoáng pyrit (FeS2). Mật độ và phân bố của các khoáng pyrit đủ để hình thành một tầng sinh phèn (sulfidic). Ngoài ra, trong phèn tiềm tàng có thể có nhiều hợp chất khác như H2S,các ôxit Fe,Al,các hợp chất hữu cơ….
B/ TẠI SAO PHẢI KHỬ PHÈN TRONG AO NUÔI?
I/ Ảnh hưởng của đất phèn đối với động vật thủy sản.
1/ Ảnh hưởng chung.
Đất phèn thường có PH rất thấp, độ kiềm thấp vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu và tạo vỏ của các loài giáp xác đặc biệt là tôm nuôi.
Ảnh hưởng và làm mất chức năng hoạt hóa của các enzyme trong cơ thể động vật thủy sản nói chung.
Ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Tôm cá sống trong vùng đất nhiễm phèn thì quá trình hô hấp tăng cao vì khả năng gắn kết giữa oxy và hemoglobin giảm do đó sẽ tiêu hao nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp,giảm sức tăng trưởng,sinh sản ….
PH thấp làm cho độc tố H2S trở nên nguy hiểm hơn,xâm nhập trực tiếp qua màng tế bào,ức chế quá trình trao đổi chất,ức chế quá trình chuyển hóa oxy….
Khi ao nhiễm phèn pH thấp thì các ion như Fe2+, Al3+ sẽ kết hợp với photpho (có trong phân lân) tạo thành hợp chất khó tan,hạn chế dinh dưỡng cho tảo phát triển gây nên hiện tượng khó gây màu nước ao nuôi.
2/ Ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi ở ao bị nhiễm phèn:
Tôm bị mềm vỏ kéo dài. Ao bị nhiễm phèn lượng canxi và khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo vỏ luôn bị thiếu hụt. Vì vậy việc bổ sung vôi vào những ao bị phèn cần một lượng rất lớn và hợp chất tạo thành là thạch cao không có lợi nhiều cho ao nuôi.
Tôm lột xác không hoàn toàn dẫn đến tỷ lệ sống rất thấp.
Tôm chậm lớn, màu sắc kém. Trong môi trường ao nuôi bị nhiễm phèn,pH thấp sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các ao khác không nhiễm phèn, sắc tố kém…quá trình hô hấp với tần suất cao làm tôm tiêu hao năng lượng lớn, các hoạt động của enzyme ngừng trệ, hấp thu khoáng chất kém dẫn đến khả năng tăng trưởng của vật nuôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ao bị nhiễm phèn rất khó gây màu nước.
Trong tháng đầu tiên thả giống nếu ao bị nhiễm phèn, phèn bám vào mang tôm, tôm khó hô hấp dẫn đến chết hàng loạt.
II/ Trước sự ảnh hưởng nghiêm trọng của vùng đất nhiễm phèn đối với động vật thủy sản (tôm,cá) công ty TNHH SANDO đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm khử phèn đặc biệt và hiệu quả đó là khử phèn bằng công nghệ “vi sinh khử phèn” với tên thương mại là BON KP
BON KP là dòng sản phẩm vi sinh đặc biệt, có chức năng khử phèn rất hiệu quả được khách hàng nuôi hân hoan đón nhận và đã một phần nào đóng góp cho sự thành công của người nuôi nói riêng, cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản ở những vùng đất nhiễm phèn nói chung.
C/ QUI TRÌNH XỬ LÝ AO NUÔI BỊ NHIỄM PHÈN.
Xây dựng và cải tạo ao đối với vùng đất nhiễm phèn cần chú ý khoáng pyrite sắt rất dễ xảy ra oxy hóa để tạo ra hợp chất sắt hydroxit và giải phóng ion H+ làm cho nước ao có pH thấp, nước ao bị phèn đỏ rất khó gây màu.
Điều này chứng tỏ rằng với cách xử lý phèn lâu nay là hạn chế phơi đáy ao quá lâu,và dùng phương pháp cải tạo ướt để tránh trường hợp xì phèn tiềm tàng trong đất ao nuôi.
Nay công ty SANDO đã nghiên cứu và ứng dụng thành công sản phẩm vi sinh khử phèn BON KP với cách làm như sau:
++/ Cải tạo trước khi thả tôm.
Bước 1: Theo phương pháp truyền thống thì những ao bị nhiễm phèn không nên cải tạo khô mà chỉ cải tạo ướt vì vậy mà có nhược điểm là không khoáng hóa được hoàn toàn đáy ao. Với sản phẩm BON KP chúng ta có thể cải tạo khô mà không sợ bị ảnh hưởng của phèn trong ao.
Bước 2 : Sau khi phơi ao 2-3 ngày (mục đích để cho xì tối đa phèn tiềm tàng trong ao) ta tiến hành cho nước vào ao khoảng 20-30 cm và sử dụng BON KP với liều lượng 200g/1000 m2 bề mặt nước ngâm 2-3 ngày rồi xả bỏ.
Bước 3 : Cấp nước vào ao nuôi đạt 1,2m trở lên (đối với ao nuôi tôm sú) 1,4m trở lên (đối với ao nuôi tôm thẻ) hoàn chỉnh ta tiến hành diệt tạp và sát trùng nguồn nước
Bước 4 : Tiến hành khử phèn và gây màu nước.
Ngày thứ nhất:
Sáng ( từ 7-8h) dùng BON KP liều 250g/1000m3 nước ao, pha và khuấy đều trong 20 - 50 lit tạt đều khắp ao. Mục đích phân cắt và giải phóng phèn nhanh chóng,hỗ trợ tăng kiềm, ổn định pH.
Chiều ( từ 15-16h) dùng TOXINPOND + hay ETADO 1kg/1000m3 nước mục đích kết lắng nhanh váng phèn, khử kim loại nặng và dễ gây màu nước.
Ngày thứ 2:
Sử dụng 10kg SD SUPER ALKALINE + hay20 kg Dolomite ngâm 24h tạt vào 8-9h đêm cho 1000m3 nước mục đích tăng kiềm và ổn định hệ đệm cho ao nuôi.
Bổ sung khoáng SANRAMIX hay SOMAX- CM.
Ngày thứ 3:
Lập lại sử dụng của ngày thứ 2 nếu kiềm vẫn thấp và tiến hành xử lý vi sinh trước khi thả tôm.
***/ Lợi ích của việc sử dụng BON KP:
Khử phèn nhanh chóng và hiệu quả cho ao nuôi.
Ổn định pH và hỗ trợ tăng kiềm cho ao nuôi.
Tạo điều kiện thuận lợi cho tảo lục, tảo khuê phát triển và dễ gây màu.
Phân hủy nhanh các chất hữu cơ và làm sạch nước ao nuôi,sạch nhớt bạt đối với ao lót bạt trong quá trình nuôi.
++/ Trong quá trình nuôi:
Nên sử dụng định kỳ BON KP 7-10 ngày/lần với liều lượng 200g/1000m3 nước để đạt được hiệu quả như mong muốn.
***/ Lưu ý: Không nên dùng phân lân để khử phèn bởi vì trong phân lân thành phần phốt pho cao dễ làm bùng phát sự phát triển của tảo độc như tảo lam, tảo sợi, tảo giáp trong quá trình nuôi và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự biến đổi môi trường ao nuôi.
Bài viết “Công nghệ vi sinh xử lý phèn trong ao nuôi tôm cá “ do Phòng kỹ thuật Cty TNHH SANDO biên soạn.
Trong NTTS, để giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hóa chất và để xử lý chất hữu cơ dư thừa trong môi trường, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường là ưu tiên hàng đầu...
Trong NTTS, để giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hóa chất và để xử lý chất hữu cơ dư thừa trong môi trường, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường là ưu tiên hàng đầu...
Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Phèn có hai loại phèn sắt (phèn nóng) và phèn nhôm (phèn lạnh). Có khi chỉ có một loại, có khi xuất hiện hỗn hợp của cả hai loại phèn này trong ao...
Tình huống: Diệt cá tạp sử dụng WELL SAPONIN; diệt hến, chem chép an toàn sử dụng OSCILL ALGA 08; gây màu nước, tạo thức ăn tự nhiên SAN SUPER BENTHOS; chống sốc trước khi thả giống, tăng tỷ lệ sống SAN ANTI SHOCK,...
Tình huống: Bệnh cong thân do nắng nóng sử dụng C MIX 25%, SAN ANTI SHOCK; rút ngắn thời gian nuôi dùng DOSAL + Bioticbest (cứ 7 ngày cho ăn 3 ngày); Diệt vi bào tử trùng, nấm đồng tiền (nấm chân chó) dùng SAPOL;...
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH SANDO
Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương
Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An
© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.
Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng
Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.