Chọn giống sạch bệnh đã được chứng nhận không nhiễm EHP.
Dùng KMnO4 > 15 ppm hoặc Clo > 40 ppm để khử trùng đáy và nước ao. Sau đó dùng vôi nóng hoặc sút nâng pH lên 11-12. Dùng thiết bị lọc nước loại bỏ các hạt < 2 µm (bào tử này có kích thước < 2 µm). Diệt vật chủ trung gian lây truyền mầm bệnh (động vật 2 mảnh, giáp xác, giun nhiều tơ…).
Ao nuôi nên có hệ thống xi- phông để loại bỏ chất hữu cơ và hạn chế lây bệnh do ăn phân của nhau. Nuôi mật độ thưa cho thấy EHP nhẹ hơn và giảm lây lan (do liên quan đến căng thẳng về oxy, khí độc, chất hữu cơ…). Ngoài ra trong quá trình nuôi nên quản lý tốt môi trường để kiểm soát nguồn lây bệnh, định kỳ bổ sung các sản phẩm tăng cường sức khỏe gan, ruột.
Hiểu được biện pháp phòng ngừa là chính, Công ty TNHH Sando đã xây dựng thành công quy trình ngăn ngừa bệnh EHP và đã áp dụng thành công trên nhiều farm nuôi thực tiễn.
Khi dùng quy trình tôm về size lớn, trong khoảng thời gian ngắn là minh chứng cho việc tôm không bị nhiễm EHP.
Ví dụ: farm của anh Việt, ở huyện Cần Giuộc, Long An khi áp dụng quy trình đã nuôi thành công 4 vụ liên tiếp về size 22-18 con/kg, đạt sản lượng trên 20 tấn.
Vụ 1: 22 con/kg, 123 ngày và thu tỉa đến 19 con/kg. Vụ 2: 22 con/kg, 124 ngày và thu tỉa đến 20 con/kg. Vụ 3: 23 con/kg, 117 ngày. Vụ 4: 23 con/kg, 120 ngày, thu tỉa đến 20 con/kg
Farm của chú Hai Lẹ, ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cũng thành công 4 vụ nuôi tôm liên tiếp: Vụ 1 size 25 con/kg, 108 ngày. Vụ 2 size 29 con/kg, 95 ngày. Vụ 3 size 22 con/kg, 122 ngày.
Hay farm của anh Toàn, ở huyện Nhà Bè, TP. HCM khi dùng quy trình cũng nuôi về size 25 con/kg trong 105 ngày.
Giải pháp được đúc kết với một số sản phẩm như: SAPOL, DOXIT 300, GUARSA, DOGACA, SAZOL. Ngoài việc phòng ngừa EHP còn giúp phòng ngừa và xử lý các bệnh về nấm đồng tiền, đốm đen…
Bệnh EHP xảy ra ở nhiều ao tôm đang nuôi, gây thiệt hại lớn cho bà con nuôi tôm. Tôm tăng trưởng chậm, phân đàn và nhiễm nhiều bệnh khác như phân trắng, gan tụy, mềm vỏ, sọc rằn,.... Cho đến nay vẫn chưa có cách trị bệnh hiệu quả, giải pháp phòng bệnh là chính.
- Do bị nhiễm vi khuẩn (thường là Vibrio) hay nhiễm nấm Fusarium, Aspergillus,… - Do ngoại ký sinh trùng như nguyên sinh động vật (Lagenophrys), Paramoeba sp (trùng amip), sợi khuẩn (Leucothrix mucor), Hyalophysa chattoni…
Là chất đặc trị vi nấm phổ rộng với hàm lượng cao, hoạt tính mạnh và có độc tính thấp. Thay thế hiệu quả các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản (Malachite green, Trifluralin…) trong công tác phòng trị bệnh...
Nếu tảo độc nở hoa và tàn sẽ giải phóng chất độc vào nước, trực tiếp làm chết tôm. Nếu tảo không độc: Làm suy giảm chất lượng nước nghiêm trọng
Bệnh đốm trắng –White spot disease (WSD) thường dược biết đến với tên gọi virus đốm trắng – White spot syndrome virus (WSSV) – là một mầm bệnh tối quan trọng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH SANDO
Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương
Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An
© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.
Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng
Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.