Ngày đăng: 27/11/2018  

TÁC HẠI CỦA TẢO TÀN TRONG AO, BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ

1. Tác hại của tảo tàn gây ra:

  1. Nếu tảo độc nở hoa và tàn sẽ giải phóng chất độc vào nước, trực tiếp làm chết tôm

  2. Nếu tảo không độc: Làm suy giảm chất lượng nước nghiêm trọng

  • Gây biến động lớn về pH, kiềm trong ao

  • Gây thiếu oxy

  • Xác tảo bám vào mang, thân tôm gây cản trở hô hấp, lột xác

  • Tảo bị phân hủy sinh ra lượng lớn khí độc

  • Là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vi khuẩn có hại

  • Gây căng thẳng, sốc tôm

CÔNG TY TNHH SANDO

Tảo tàn trong ao nuôi

2. Biện pháp phòng ngừa tảo tàn:

  • Cải tạo ao kỹ, hút sạch mùn đáy hữu cơ. Hạn chế bón phân trong ao nuôi gây tích lũy ở nền đáy

  • Chỉ tiêu nước đạt yêu cầu, không lấy nước cấp trực tiếp từ những nguồn nước nở hoa hoặc gần đó

  • Quản lý thức ăn chặt chẽ trong ao, không để dư thừa

  • Định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học, enzym Bioticbest, Biozym S vào đường ruột để tăng cường hấp thụ thức ăn, hạn chế đào thải

  • Thường xuyên xi phong, loại bỏ chất thải tích tụ nền đáy. Nên có hệ thống ao lắng thay nước khi có dấu hiệu tảo dày, nở hoa.

  • Bổ sung vi sinh vào ao nuôi thường xuyên Sanmeli để làm sạch nguồn nước, đáy

  • Điều chỉnh liều lượng sử dụng khoáng, vitamin sao cho phù hợp (vì khoáng, vitamin kích thích tảo phát triển)

3. Biện pháp Xử lý tảo tàn:

  • Giảm hoặc ngừng cho ăn

  • Tăng cường chạy quạt, cung cấp oxy tận đáy OXY BETTER

  • Lắng xác tảo bằng Super Z 5 - 10 kg/ 1000 m3 nước. Xi phong đáy, thay nước (nếu có thể) nhiều lần

  • Tăng sức khỏe, sức chống chịu cho tôm bằng: San anti shock + Munoman 10 g/ kg thức ăn, liên tục 3 ngày

  • Ngăn ngừa chất độc tấn công gan tụy, đường ruột: Hepavirol Plus 10 ml + Promic 10 -15 g/kg thức ăn

  • Hấp thụ khí độc phát sinh trong ao: Yucado, Odormen, VS-Star

  • Phân hủy xác tảo bằng Sanmeli 227 g/ 1000 - 1500 m3 nước, lặp lại cho đến khi chất lượng nước được cải thiện

Tài liệu do phòng kỹ thuật công ty San Do biên soạn




Những bài liên quan
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO NUÔI TÔM

Nấm đồng tiền có đặc điểm giống như một loài địa y, một dạng kết hợp của nấm sợi và các sinh vật có khả năng quang hợp. Nấm đồng tiền có dạng hình vảy, hình nhánh cây hay búi thành dạng sợi. Khi tôm ăn phải, nấm sẽ tiết độc tố, làm tôm khó tiêu hóa, dễ mắc các bệnh về đường ruột...

Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Bệnh đốm trắng –White spot disease (WSD) thường dược biết đến với tên gọi virus đốm trắng – White spot syndrome virus (WSSV) – là một mầm bệnh tối quan trọng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới

Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm và giải pháp phòng ngừa của Sando

EHP là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm. EHP khiến tôm chậm lớn, còi cọc . EHP ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và lột xác.

Nguyên nhân và biện pháp phòng chống cong thân, đục cơ

Do thiếu 1 số khoáng chất thiết yếu trong nước (đặc biệt là Ca, Mg) hoặc môi trường nuôi thay đổi đột ngột như pH dao động bất thường, nhiệt độ nước chênh lệch quá cao trong ngày, oxy hòa tan thấp, nhiễm khí độc và đặc biệt là nhấc vó, chài tôm kiểm tra không đúng kỹ thuật.

Biện pháp phòng và trị các bệnh thường gặp trên cá sặc

Tác nhân: Trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng loa kèn,…






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh