Ngày đăng: 26/10/2020  
GIẢI PHÁP VI BÀO TỬ TRÙNG (EHP) TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 
Vi bào tử trùng trong vài năm trở lại đây đang trở thành mối nguy hại rất lớn cho người nuôi tôm. EHP ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên bên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy. EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác. Hậu quả là tôm chậm lớn, giảm sức đề kháng dẫn tới nguy cơ tôm bị nhiễm thứ phát các tác nhân gây bệnh khác và làm chết tôm. Ngoài ra, tôm nhiễm EHP có thể tăng tính mẫn cảm với một số bệnh như: Đốm trắng (WSD), hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND),... dẫn đến tỉ lệ chết có thể lên đến 100% trong khoảng thời gian ngắn.
Ảnh: Global Aquaculture Alliance

Ảnh: Global Aquaculture Alliance

Đề nghị giải pháp cho ao bị nhiễm Vi bào tử trùng (EHP)



Đánh giá tỉ lệ tôm nhỏ (tôm bị nhiễm EHP), 10-20% có thể giữ lại và tiếp tục nuôi

Loại tôm nhỏ ra khỏi đàn (giảm sự lây nhiễm) và cho qua một ao nuôi khác với mật độ thưa hơn


Xử lý môi trường:


Giữ pH ao nuôi trong khoảng 7.5-8.0, không nên để pH quá cao

Dùng SAPOL 1 lít/1000 m3 nước, sáng 9h, 2 ngày liên tục (vì vi bào tử trùng có nguồn gốc nguyên thủy từ nấm). Cấy lại vi sinh SANMELI sau 24 giờ

Tạt SAN ANTI SHOCK và khoáng SANRAMIX, chiều mát, 2-3 ngày/lần


Trộn ăn


- Cử 1:  SAZOL 5-10 ml/kg thức ăn, 1 lần/ngày, 2 ngày liên tục

- Cử 2: Tăng khả năng hấp thu và bù lại lượng dưỡng chất bị EHP lấy đi: DOSAL (5-10 ml/kg thức ăn), BACDOCI (10-20 g/kg thức ăn), 1 lần/ngày, liên tục 7-10 ngày

- Cử 3: Giảm pH đường ruột bằng trộn ăn axit hữu cơ PROMIC 5-10 g/kg thức ăn, ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày

- Cử còn lại: Tăng sức khỏe tôm ức chế khả năng phát triển EHP: SAN ANTI SHOCK 5-10 g/kg thức ăn, 1 lần/ngày, liên tục
 
  
Thực hiện bởi: P. kỹ thuật SanDo.
 

Từ khoá:  benh tom, vi bao tu, benh EHP, cham lon


Những bài liên quan
Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm và giải pháp phòng ngừa của Sando

EHP là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm. EHP khiến tôm chậm lớn, còi cọc . EHP ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và lột xác.

Bệnh Đục Cơ Do Vi Khuẩn Trên Tôm Thẻ Chân Trắng

Do Vibrio harveyi (dòng HLB0905) không phát quang và có độc lực cao. Có biểu hiện màu trắng đục hoặc mờ ở đuôi hay "đuôi trắng" trên tôm , đôi khi có sự biến đổi màu đỏ trên cơ thể, có thể gây chết tôm hàng loạt ...

Ngăn chặn vi bào tử ehp ngay từ đầu - khắc phục hiện tượng chậm lớn trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh EHP xảy ra ở nhiều ao tôm đang nuôi, gây thiệt hại lớn cho bà con nuôi tôm. Tôm tăng trưởng chậm, phân đàn và nhiễm nhiều bệnh khác như phân trắng, gan tụy, mềm vỏ, sọc rằn,.... Cho đến nay vẫn chưa có cách trị bệnh hiệu quả, giải pháp phòng bệnh là chính.

CÁCH PHÒNG VÀ XỬ LÝ ĐỐM SON TRÊN CÁ TRA BỘT

Cá tra bột thường bị đốm son giai đoạn 5 ngày tuổi trở lên. Xúc cá lên kiểm tra thấy cá lờ đờ, không linh hoạt, phản ứng chậm với tiếng động. Xuất hiện đốm son dưới lườn bụng cá tra bột...

Ảnh hưởng H2S đến tôm - Các triệu chứng xảy ra khi có khí độc H2S xuất hiện - Cách phòng và xử lý H2S

Dùng vi sinh định kỳ 5 ngày/ lần để ngăn chặn khí độc như sau: + Tháng đầu: AQUA BB hay SANMELI + Trên 30 ngày: Kết hợp hiếu khí và yếm khí VS- STAR và AQUA BB hay SANMELI






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh