Ngày đăng: 18/06/2021  

CÁCH PHÒNG & XỬ LÝ BỆNH DO NỘI KÝ SINH TRÙNG  


TÁC NHÂN GÂY BỆNH


- Do trùng hai tế bào (Gregarine) ký sinh trong ruột tôm và có vật chủ trung gian là động vật thân mềm và động vật chân đốt.

- Do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) nhiễm ở tế bào biểu mô của ống gan tụy tôm.

- Do Vermiform (dạng giun) hiện diện trong ống gan tụy, ruột giữa của tôm.


BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU KIỆN GÂY BỆNH


- Gregarine thường gặp giai đoạn tôm 40-50 ngày sau thả giống ở những ao nuôi mật độ cao vào lúc trời nắng nóng và đáy ao dơ. Tỉ lệ nhiễm rất cao (có ao tôm nhiễm 100%). Tôm nhiễm Gregarine thường chậm lớn, gây tổn thương niêm mạc ruột giữa, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh khác trong ruột tôm (Bùi Quang Tề, 2003; Đặng Thị Hoàng Oanh, 2019).


- Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) ký sinh nội bào bắt buộc, sử dụng dinh dưỡng và năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm chậm lớn và phân cỡ. EHP nhiễm ở tất cả giai đoạn phát triển của tôm. Tốc độ lây lan rất nhanh. Không gây chết tôm nhưng là tác nhân cơ hội cho Vibrio tấn công gây bệnh khác như: phân trắng, hoại tử gan tụy (Nguyễn Thị Hà và ctv., 2011; Tangprasittipap et al, 2013).


- Vermiform (dạng như con giun) xuất hiện trong gan tụy và ruột làm tôm giảm ăn, chậm lớn và có liên quan đến bệnh phân trắng ở tôm (Sriurairatana et al., 2014).


DẤU HIỆU NHẬN BIẾT


*Dựa trên kinh nghiệm thực tế những con tôm bị nhiễm ký sinh trùng có một số dấu hiệu:


- Đường ruột xoắn (ziczac) (Hình 1)


- Đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột (Hình 2)


- Ruột tôm bị cong, phình to, có dịch màu vàng hơi hồng (Hình 3)


- Đốt ruột cuối phình lên tạo mủ đuôi (sưng màu đục hạt gạo) (Hình 4)
 


- Tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, đặc biệt gây bệnh phân trắng,…


*Cách phát hiện ký sinh trùng: quan sát mẫu tôm dưới kính hiển vi.



- Gregarine: soi tươi mẫu ruột (chất chứa trong ruột).

- Vermiform: soi tươi mẫu gan tụy hay chất chứa ở đường ruột.

- Vi bào tử trùng (EHP): soi mẫu gan tụy nhuộm tiêu bản tươi hoặc phương pháp nested PCR, phương pháp LAMP.




CÁCH PHÒNG & XỬ LÝ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG TRÊN GAN, RUỘT TÔM



*Phòng ngừa ký sinh trùng:


- Diệt vật chủ trung gian (nếu có).


- Cải tạo ao kỹ, xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi bằng BIOXIDE 150  liều 1 lít/1000 m3 nước (buổi sáng) và SAPOL 1 lít/1000 m3 nước (buổi chiều).


- Định kỳ 7-10 ngày, diệt khuẩn bằng BIOXIDE 150 liều 1 lít/1000-2000 mnước và SAPOL 1 lít/1000 m3 nước. Cấy lại vi sinh SANMELI sau 48 giờ.


- Ngăn ngừa ký sinh, Vibrio trên tôm bằng thảo dược DOGACA 5-10 g/kg thức ăn, 2 lần/ngày, cứ 7 ngày cho ăn 3 ngày.


- Tăng cường chức năng gan tụy và kích thích tiêu hóa: HEPAVIROL Plus (5-10 ml) + BACDOCI (5-10 g) cho 1 kg thức ăn, 1-2 lần/ngày, suốt vụ nuôi.


*Cách xử lý ký sinh trùng:



Trường hợp
Cách xử lý
Do ký sinh trùng
- Giảm 30-50% lượng cho ăn
- Xổ ký sinh trùng bằng SAZOL 5 ml/kg thức ăn, 2 lần/ngày, 2-3 ngày liên tục
- Khôi phục hệ vi sinh đường ruột, chống viêm nhiễm sau xổ: BACDOCI 15-20 g/kg thức ăn, 2 lần/ ngày.
- Tăng sức đề kháng cho tôm: tạt SAN ANTI SHOCK, SANRAMIX vào buổi chiều mát
* Kết hợp xử lý môi trường bằng BIOXIDE 150 liều 1 lít/1000-1500 m3 nước (buổi sáng) và SAPOL 1 lít/1000 m3 nước ( buổi chiều).
* Cấy lại vi sinh SANMELI hoặc BON ONE sau 48 giờ dùng chất diệt khuẩn.

Một số bệnh liên quan đến ký sinh trùng
Bệnh phân trắng, gan tụy, chậm lớn,…
Xem trên website: sando.com.vn

Phòng kỹ thuật Cty SANDO



Những bài liên quan
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ

Bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá nuôi bao gồm: Bệnh do trùng mỏ neo, rận cá, nấm thủy my, trùng bánh xe, bệnh do bào tử trùng, bệnh sán lá đơn chủ...

Cách xử lý các bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá

Kết hợp sử dụng các sản phẩm đặc trị để xử lý hiệu quả

OSCILL ALGA + ISOVA: BỘ ĐÔI XỬ LÝ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG AN TOÀN HIỆU QUẢ TRÊN CÁ CÓ VẢY

OSCILL ALGA + ISOVA: Diệt sạch ký sinh: trùng quả dưa, trùng bánh xe, trùng mỏ neo, sán lá, đỉa, rận,...

SAPOL for fish - Đặc trị nấm thủy mi, trị bệnh thối đuôi & Xử lý ngoại ký sinh trùng trên cá

SAPOL for fish - Đặc trị nấm thủy mi, trị bệnh thối đuôi & Xử lý ngoại ký sinh trùng trên cá...

Cách phòng và xử lý bệnh vi bào tử trùng (EHP) trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh EHP xảy ra ở nhiều ao tôm đang nuôi, gây thiệt hại lớn cho bà con nuôi tôm. Tôm tăng trưởng chậm, phân đàn và nhiễm nhiều bệnh khác như phân trắng, gan tụy, mềm vỏ, sọc rằn,.... Cho đến nay vẫn chưa có cách trị bệnh hiệu quả, giải pháp phòng bệnh là chính.






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh