1.
Váng bọt ao tômVáng Bọt trong ao có 2 loại: loại mau tan và loại lâu tan Bọt mau tan: Việc chạy quạt nước hoặc oxy đáy là điều kiện hình thành màng bọt trên mặt ao nuôi, bọt sẽ mau chóng tan đi. Khi xuất hiện bọt này nước sạch, không nhớt, không có vật chất lơ lững,… và bọt có màu trắng.
Bọt lâu tan: Bọt có thể màu trắng, vàng nâu, xanh, tùy vào tác nhân, và tạo thành vệt dài sau guồng quạt hoặc tập trung ở góc ao tạo thành váng bọt là nước có độ nhớt, môi trường nước nuôi đang xấu đi, cần được xử lý
Hình 1: Môi trường ao nuôi phù hợp, màng bọt nhanh chóng vỡ tan 2.
Một số nguyên nhân gây bọt nước lâu tan trong ao Tảo chết, tảo độc: Tảo chết lượng lớn hay tảo tàn, khiến chất lượng nước suy giảm gây váng bọt trong ao. Ngoài ra nhóm tảo độc như tảo lam
, tảo mắt, tảo giáp phát triển mạnh, nở hoa, sinh ra nhiều chất độc làm tăng độ nhớt nước ao tạo váng bọt khó tan.
Bọt gây ra bởi tảo chết thường có màu:
HÌnh 2: t
ảo cám (tên gọi dân gian) tạo ra lượng bọt lớn Do khí độc: Các khí độc H
2S, CH
4, NH
3, NO
2 sẽ kết hợp lượng oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa thành dạng ít độc hơn và sẽ nhanh chóng phóng thích khỏi môi trường. Khi lượng chất thải hữu cơ tích tụ đáy ao nhiều, quá trình phân giải yếm khí xảy ra mạnh, khí độc sẽ gia tăng hình thành váng bọt trong ao.
Sự tăng trưởng của vi sinh vật dạng sợi: Khi nước ao thiếu N và P sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật dạng sợi như
Microthrix parvicella, Nocardioforms. Đây là vi sinh vật có khả năng sản sinh ra các hợp chất kỵ nước kết nối các bọt khí tạo váng bọt, đồng thời khi chết đi nhóm vi sinh vật dạng sợi còn phóng thích các chất bề mặt sinh học làm nước tăng độ nhớt, quá trình tạo váng bọt càng gia tăng.
Hình 3: Nước ao sậm màu, nổi nhiều váng bọt lâu tan, dấu hiệu ô nhiễm vi sinh vật dạng sợi trong ao nuôi, cần nhanh chóng xử lý Chất rắn lơ lửng: Do dùng mật đường, dùng vôi kém chất lượng để tăng độ kiềm nước ao, mức nước ao thấp, thức ăn dư thừa, nuôi mật độ dày … làm tăng độ đục, độ nhớt của nước dẫn đến tạo váng bọt trong ao nuôi
Đất sét ven bờ bị rữa trôi vào ao sau mưa, sự hoạt động mạnh mẽ của tôm.
3. Váng bọt lâu tan gây tác hại đối với tôm như thế nào ? Khi xuất hiện váng bọt lâu tan trong ao là chỉ thị chất lượng nước đang xấu đi, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm, có thể gây thiệt hại
- Gây thiếu oxy và cản trở hô hấp của tôm
- Tôm giảm ăn, thậm chí là bỏ ăn
- Là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển
- Khí độc cao, chất lơ lửng nhiều là môi trường bất lợi cho tôm. Tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh,…
4. Biện pháp phòng ngừa Duy trì và ổn định tảo có lợi trong ao, tránh tảo tàn
Định kỳ diệt khuẩn và các vi sinh vật dạng sợi trong ao.
Quản lý thức ăn chặt chẻ, hạn chế dư thừa. Định kỳ dùng vi sinh
SANMELI, VS STAR để phân hủy vật chất hữu cơ, khống chế nhớt bạt, ngăn ngừa khí độc và vi khuẩn gây hại
5. Biện pháp xử lý váng bọt, nhớt nước trong ao. - Vớt bỏ váng bọt, tảo tàn ra khỏi ao.
- Ao có xi phong: Dùng
SUPER Z lắng tụ chất lơ lửng, rồi xi phong và thay nước đến khi ao giảm sậm màu.
- Tăng cường chạy quạt, sục khí để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan.
- Giảm độ keo, độ nhớt nước bằng
TOXIN POND 3-4 lít/ 1000 m
3 nước, buổi sáng, 1-2 lần.
- Buổi chiều vi sinh
SANMELI 227 g/2000 m
3 nước, lặp lại đến khi nước được cải thiện tốt.
Nếu trong ao có khí độc dùng thêm
ODORMEN.
Điều chỉnh lại độ kiềm, pH trong ao.
TL do phòng kỹ thuật SANDO biên soạn