Ngày đăng: 13/11/2018  

CÁCH ĐIỀU TRỊ NẤM THỦY MI TRÊN CÁ LÓC GIỐNG

1. Dấu hiệu bệnh nấm thủy mi trên cá lóc giống

Cá lóc giai đoạn giống nhiễm nấm có dấu hiệu bệnh lý lở loét phần đuôi và có những búi màu trắng trông giống như bông gòn tua tủa trên thân cá, phần gốc của sợi nấm bám vào cơ cá phần còn lại lơ lửng trong nước.

2. Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh nấm thủy mi trên cá lóc
Bệnh thường phát sinh khi chất lượng nước trong ao nuôi giảm, tích tụ hữu cơ nhiều, mật độ nuôi cao,  khi nhiệt độ nước trong ao nuôi thấp hoặc thời tiết thay đổi (giao mùa hoặc trở lạnh).

Đặc biệt bệnh nấm thủy mi thường xảy ra ở giai đoạn cá giống hoặc giai đoạn tháng đầu nuôi thương phẩm.

3. Cách phòng bệnh nấm thủy mi trên cá lóc

  • Cải tạo ao kỹ.

  • Chọn con giống chất lượng.

  • Trước khi thả giống nên  tạt chất chống sốc như VILEC 405 FS/ SAN ANTI SHOCK

  • Nên dùng thức ăn công nghiệp .

  • Thả mật độ vừa phải, trung bình 30- 50 con/m2

  • Định kỳ diệt khuẩn và phòng bệnh nấm  (SANDIN 267 hoặc OSCILL ALGA STRONG  hoặc BIOXIDE 150).

  • Định kỳ xử lý vi sinh VS-STAR.

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Vilec 405 FS, BIOTICBEST, C MIX 25%

4Cách trị bệnh nấm thủy mi trên cá lóc.

Dùng sản phẩm chuyên biệt SAPOL để xử lý.

  • Ấu trùng cá và cá con: 1 mL /100 L nước (lặp lại điều trị sau 48 giờ) hoặc 2 mL /100 L nước cho 2 giờ tắm (thay nước hoặc chuyển đổi bể sau 2 giờ), 1 lần/ ngày, liên tục đến 3.

  • Cá dưới 1 tháng tuổi: 1 lít/ 2000 m3 nước.

  • Ngăn ngừa nhiễm nấm trong trứng cá: Dùng 100 ml /m3 (100ppm), tắm trong 30 phút.

Tài liệu của phòng kỹ thuật Cty SANDO.




Những bài liên quan
Kỹ thuật phòng trị nấm thủy mi trên cá sặc rằn

Nguyên nhân do một số loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya gây nên. Nấm có dạng sợi và trong, chiều dài bằng hoặc hơn 3 cm, đường kính 20-42µm...

SAPOL for fish - Đặc trị nấm thủy mi, trị bệnh thối đuôi & Xử lý ngoại ký sinh trùng trên cá

SAPOL for fish - Đặc trị nấm thủy mi, trị bệnh thối đuôi & Xử lý ngoại ký sinh trùng trên cá...

Bệnh đốm đen trên tôm, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh Do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi như Vibrio, Pseudomonas, Aeromonasgây nên. Những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi.

Cách phòng trị bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Cá có dấu hiệu lờ đờ, tấp mé, bỏ ăn, phản ứng chậm với tiếng động và bơi lờ đờ trên mặt nước...

Cách phòng trị bệnh xuất huyết trên cá lóc

Cơ thể cá bị xuất huyết, nhiều nhất là ở hậu môn, hai bên thân và ở phía dưới bụng. Một phần của gốc vây, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ. Cá bị bệnh nặng gan có thể bị xuất huyết, nhũn, mắt bị sưng hoặc lồi.






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh