Ngày đăng: 14/11/2018  

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ LÓC

Dấu hiệu bệnh lý:

Cơ thể cá bị xuất huyết, nhiều nhất là ở hậu môn, hai bên thân và ở phía dưới bụng. Một phần của gốc vây, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ. Cá bị bệnh nặng gan có thể bị xuất huyết, nhũn, mắt bị sưng hoặc lồi.

* Phòng bệnh xuất huyết cá lóc:

- Chọn con giống khỏe, tốt, đồng đều, không nhiễm bệnh, nên mua giống ở các cơ sở uy tín.

- Quản lý môi trường nước tốt, tránh bắt cá làm cá bị xây xát, không để cá bị bệnh ngoài da tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

- Không để cá bị sốc

Định kỳ dùng các loại sản phẩm sau để diệt khuẩn (7 - 10 ngày/1 lần, sáng 8- 9 h)

* WUNMID For Fish: 1kg/6.000 m3 nước. Hoặc DOHA: 1 lít/ 6.000 m3 nước. Hoặc BKC 8000 Fish: 1 lít/ 2.000 m3 nước.

Trong quá trình nuôi cần bổ sung dinh dưỡng đây đủ: MUNOMAN, VILEC 405 FS, SAN ANTI SHOCK, BIOTICBEST, C MIX 25%, PREMIX 100 CÁ LÓC.

* Cách Trị bệnh xuất huyết trên cá lóc:

Thay 20 - 40% nước trong ao nuôi.

Giảm 50% lượng thức ăn hoặc cắt bớt cữ ăn.

Xử lý diệt khuẩn bằng Bioxide 150 1lit/ 2.000 – 3000 m3 nước, hoặc SANDIN 267 liều 1 lít/ 2.000 - 3.000m3 nước.

Trộn thuốc vào thức ăn,  liên tục 3 - 5 ngày, như sau:

- Cá dưới 02 tháng tuổi:

+ Buổi sáng: MUNOMAN 3 - 5g/kg thức ăn.  Và SAN ANTI SHOCK  3 - 5g/kg thức ăn

+ Buổi chiều: FLODOXY SV liều 50 - 100 ml/tấn cá, hoặc 300g TRIMDOX NEW+ 100 ml AMPI- COLI cho 1 tấn cá. Hoặc 100g SAN FLOFENICOL + 75 g ANTI-S cho 1 tấn cá.

- Cá trên 02 tháng tuổi:

+ Buổi sáng: MUNOMAN 3 - 5g/kg thức ăn.  Và SAN ANTI SHOCK  3 - 5g/kg thức ăn

+ Buổi chiều: FLODOXY SV liều 100- 150 ml/ tấn cá, hoặc 250g TRIMDOX NEW+ 200 ml AMPI- COLI cho 1 tấn cá. Hoặc 200g SAN FLOFENICOL + 200 g ANTI-S cho 1 tấn cá.

Chú ý: Liều điều trị có thể điều chỉnh tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhe.

Sau khi lành bệnh, dùng liên tục 3 ngàyBIOTICBEST liều  3 - 5g/kg thức ăn. Và Hepavirol Plus  3 – 5 ml /kg thức ăn. Hoặc cho thêm DOSAL.

Tài  liệu thuộc phòng kỹ thuật Cty SAN DO.




Những bài liên quan
Cách phòng trị bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Cá có dấu hiệu lờ đờ, tấp mé, bỏ ăn, phản ứng chậm với tiếng động và bơi lờ đờ trên mặt nước...

Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cá hồi

Dấu hiệu bệnh lý bệnh hoại tử tuyến tụy: bơi lội bất thường xuống đáy bể và chết...

Cách phòng trị bệnh do vi khuẩn streptococcus trên cá biển

Do cầu khuẩn Streptococcus sp gây ra, làm tổn hại thần kinh trung ương gây viêm mắt và viêm màng não hay còn gọi là bệnh bỏng (red boil)

Cách phòng trị bệnh đỉa cá, rận cá

Khi bị đỉa cá, rận cá ký sinh, cá có cảm giác ngứa ngáy, vận động không bình thường.

Bệnh đỉa cá - cách phòng & trị bệnh đĩa trên cá chẽm

Hầu hết đỉa ký sinh dạng hút máu. Đỉa cá là loài ký sinh tạm thời, chỉ bám vào cá khi cần dinh dưỡng. Thức ăn chính là máu cá.






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh