Ngày đăng: 12/09/2023  

BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ



Nguyên nhân gây bệnh
- Do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi gây nên. Những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi.
- Do nấm và động vật nguyên sinh. Nấm có thể tác động đến mang hoặc vỏ tôm và có khuynh hướng kích thích phản ứng tạo nên những mảng đen trên vỏ. Những động vật nguyên sinh có thể gây ra hiện tượng đen hóa nghiêm trọng trên mang, còn được gọi là bệnh đen mang.
- Các ao nuôi có tôm bị bệnh đốm đen thường có hàm lượng khí độc NH3 hoặc NO2 vượt ngưỡng, hàm lượng ôxy hòa tan thấp, chất lượng nước ao kém.
- Bệnh đốm đen cũng hay xảy ra vào thời điểm giao mùa khi tôm nuôi dễ bị stress do môi trường thay đổi đột ngột.
- Thiếu vitamin C cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đốm đen. Tôm thiếu Vitamin C có xuất hiện các đốm đen ở phần bụng, vỏ ngực và phía dưới vỏ kitin ở chân phụ. Tôm bị bệnh thường chán ăn, cơ thịt có màu đục, vào thời kỳ cuối tôm bị bại huyết nhiễm khuẩn.

tôm bị đốm đen


Tôm nuôi bị đốm đen


Phương pháp điều trị

Nguyên nhân

Cách xử lý

Cách xử lý chung khi điều trị

Do vi khuẩn, nguyên sinh động vật
Dùng Guarsa 500 g-1 kg/ 1.000 m3 hoặc Bioxide 150 1 lít/ 2.000 m3, 1-2 lần
+ Xử lý môi trường:
- Giảm khí độc: cấy lại vi sinh Sanmeli hoặc Odormen (hoặc kết hợp cả 2) liều cao sau 48 giờ diệt khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật; 2-3 ngày lặp lại 1 lần.
- Kích thích tôm lột: tạt khoáng Calciphorus 1 lít/ 1.000 m3 hoặc Sanramix 2-3 kg/ 1.000 m3 nước.
- Tăng sức đề kháng: tạt San anti shock 1 kg/ 2.000 m3 nước.
+ Trộn ăn:
Calciphorus 10 ml/ kg thức ăn, các cử ăn
Do nấm
Dùng Sapol 1 lít/ 1.000 m3 hoặc Oscill alga shrimp 1 lít/ 1.000 m3, 1-2 lần
Do bội nhiễm nấm và vi khuẩn
Diệt khuẩn Guarsa 500 g -1 kg/ 1.000 m3 nước, 24 giờ sau diệt nấm Sapol 1 lít/ 1.000 m3. Tăng, giảm liều phụ thuộc vào mật độ vi khuẩn, nấm và tình trạng sức khỏe tôm.
Do thiếu
vitamin C

Tạt C mix 25% 1 kg/ 2.000 m3 nước, 2-3 ngày/ lần, và trộn 15 g/ kg thức ăn, ngày 2 cử, 5-7 ngày

 
Diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng dùng buổi sáng 8-10h. Kích lột và tăng đề kháng dùng buổi chiều mát (hoặc buổi tối) hằng ngày.
Lưu ý:
- Nên phát hiện sớm khi tỉ lệ bị bệnh còn thấp, môi trường chưa ô nhiễm nặng để các biện pháp chữa trị hiệu quả, ít tốn chi phí.
- Giảm 30-50% lượng cho ăn khi phát hiện bệnh
- Tăng cường chạy quạt, sục khí
- Sau đợt điều trị nên trộn men tiêu hóa Bioticbest hoặc Bacdoci giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa, tăng sức khỏe.

P. Kỹ thuật - Marketing

Từ khoá:  dom den, nam, khuan, benh tom


Những bài liên quan
Nguyên nhân và Cách xử lý bệnh vàng mang trên tôm

Vàng mang trên tôm có 2 nguyên nhân chính, có thể do virus gây bệnh đầu vàng hoặc do xì phèn làm pH thấp trong lúc tôm đang lột xác… Để biết chính xác người nuôi có thể mang mẫu tôm bệnh đi xét nghiệm...

Nguyên nhân và cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao, một trong những vấn đề gây khó khăn cho người nuôi là hàm lượng khí độc NH3 và NO2 phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi nhanh chóng chỉ sau một tháng nuôi...

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng phát sáng trong ao

Do tảo: đặc biệt là nhóm tảo roi Dinoflagellate gồm Peridinium, Ceratium, Gymnodium, và một số tảo giáp. Do Phospho thăng hoa: do thức ăn dư thừa...

Nguyên nhân và biện pháp phòng chống cong thân, đục cơ

Do thiếu 1 số khoáng chất thiết yếu trong nước (đặc biệt là Ca, Mg) hoặc môi trường nuôi thay đổi đột ngột như pH dao động bất thường, nhiệt độ nước chênh lệch quá cao trong ngày, oxy hòa tan thấp, nhiễm khí độc và đặc biệt là nhấc vó, chài tôm kiểm tra không đúng kỹ thuật.

Biến động pH ảnh hưởng đến tôm và cách điều chỉnh

pH là chỉ số đo đặc trưng về độ axit (chua) hoặc độ kiềm (chát) của nước. Giá trị cho phép đối với tôm sú và thẻ chân trắng 7 - 9, dao động trong ngày không quá 0,5 (QCVN 02 - 19: 2014/BNNPTNT). Trong đó khoảng pH tối ưu cho nuôi trồng thủy sản là là 7,5 đến 8,5...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh