CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM
1. MỘT SỐ MẦM BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN TRẮNG:
Do thức ăn: Thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị mốc, chứa độc tố.
Do tảo độc: Tôm ăn phải các loài tảo độc như tảo lam, giáp, mắt. Điển hình là tảo lam, khi tôm ăn phải rất dễ bị phân trắng, phân đứt khúc.
Do ký sinh trùng đường ruột (Gregarine,...): Các loại ký sinh trùng bám trên thành ruột làm tôm bị bệnh đường ruột.
Do nhóm vi khuẩn Vibrio spp
Bội nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn Vibrio spp.
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei
Và một số nguyên nhân khác như thời tiết nắng nóng hay thay đổi, tôm bị stress…
2. CÁCH ĐIỀU TRỊ PHÂN TRẮNG
Xử lý nước: dùng Guarsa 0,6 - 1 kg /1000 m3 nước, sáng 8 – 9 h, chạy quạt. Sau 48 giờ cấy lại vi sinh Sanmeli.
Trộn ăn:
- Cho ăn trước Sazol 10 – 15 ml/kg thức ăn, ngày 1 cữ, 2 ngày liên tục
- Cho ăn tiếp Promic 15 g/kg thức ăn, ngày 2 cử, 3-5 ngày liên tục.
- Trường hợp nặng, cho ăn tiếp San Cosul 10 ml + Cafagen 10 g cho 1 kg thức ăn, 5-7 ngày. Hoặc San Cosul 10 ml, ngày 2 lần, 5-7 ngày
Chú ý:
- Nên cắt cử hoặc giảm 50% lượng thức ăn, thay nước, chạy quạt ngay từ khi xử lý nước.
- Phát hiện sớm và có hướng xử lý sớm
3. KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP
Cho ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, bảo quản tốt.
Quản lý màu nước tốt, ổn định. Không để tảo độc phát triển trong ao.
Trường hợp xuất hiện tảo độc hay tảo quá dày, chủ động cắt giảm tảo bằng vi sinh Pondozy B (cắt tảo đỏ), Sanmeli (cắt tảo xanh).
Định kỳ diệt khuẩn, ký sinh trùng trong ao bằng Guarsa, BKC++8000
Định kỳ dùng lợi khuẩn cạnh tranh vi khuẩn có hại, đồng thời phân hủy hữu cơ làm sạch đáy, nước: Sanmeli, VS - Star.
Kiểm soát mầm bệnh trong đường ruột bằng Promic + tăng cường hấp thu đường ruột bằng men tiêu hóa Bacdoci
Phòng ngừa ký sinh trùng bằng trộn ăn Sazol 15 ngày/ lần, dùng cho tôm từ 20 ngày tuổi trở lên.
Sản phẩm tương tự: Sencid thay Promic; Gunmid-S thay Guarsa
TL do phòng kỹ thuật SANDO biên soạn
Bệnh phân trắng trên tôm nuôi do nhiều nguyên nhân gây ra như do thức ăn kém chất lượng, tảo độc, trùng hai tế bào gregarine, vi khuẩn,...trong đó do vi khuẩn Vibrio spp. là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường ruột tôm nuôi...
Phòng và xử lý phân sống, phân lỏng, phân đứt khúc, đường ruột nhỏ. Giúp ruột to, thẳng đẹp và căng tròn...
Bệnh EHP xảy ra ở nhiều ao tôm đang nuôi, gây thiệt hại lớn cho bà con nuôi tôm. Tôm tăng trưởng chậm, phân đàn và nhiễm nhiều bệnh khác như phân trắng, gan tụy, mềm vỏ, sọc rằn,.... Cho đến nay vẫn chưa có cách trị bệnh hiệu quả, giải pháp phòng bệnh là chính.
Sứa xuất hiện nhiều trong ao nuôi tôm làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, gây ngộ độc và có thể gây tôm chết.
5 bệnh thường gặp ở cá bống tượng: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh mất nhớt, ngoại ký sinh trùng, nấm thủy mi,..
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH SANDO
Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương
Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An
© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.
Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng
Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.