Ngày đăng: 11/12/2018  

TÁC HẠI CỦA ỐC ĐINH TRONG AO NUÔI

 
Tác hại của ốc trong ao
 
Ốc trong các ao nuôi, đặc biệt là ao nuôi tôm đã gây ra nhiều ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi như: Cạnh tranh thức ăn và môi trường sống của tôm; cạnh tranh canxi với tôm nuôi vì ốc hấp thu canxi để hình thành vỏ làm tôm mềm vỏ, khó lột xác, và còn gây biến động kiềm, pH, làm sốc tôm; là vật chủ trung gian truyền nhiều loại mầm bệnh cho tôm, làm cho tình hình dịch bệnh trên tôm ngày càng diễn biến phức tạp khó kiểm soát.
Trong tự nhiên ốc thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Đặc biệt trong các ao nuôi vụ trước có ốc và không được cải tạo kỹ, hoặc trứng ốc cũng có thể xâm nhập vào ao nuôi trong quá trình cải tạo ao như sên vét đáy ao, hút bùn, rửa đáy hoặc theo nguồn nước cấp trực tiếp vào ao mà không qua một quá trình xử lý nào.

Biện pháp ngăn ngừa

Một trong những phương pháp cơ bản để ngăn ngừa ốc đinh là cấp nước qua túi lọc. Nhưng thường thì mắt lưới có kích thước lớn hoặc không được chú trọng.
Phương pháp thủ công là bắt ốc trong ao, tuy nhiên biện pháp này chỉ mang tính tương đối, mất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả không cao.

Chính vì thế mà SANDO cho ra đời sản phẩm đặc biệt REO phòng và diệt hiệu ốc đinh, thậm chí cả ốc đinh lớn.

Phương pháp phòng ngừa và tiêu diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm

* Phòng ốc xâm nhập vào ao

Cải tạo ao thật kỹ, cấp nước qua túi lọc có mắt lưới nhỏ để ngăn chặn trứng ốc xâm nhập vào ao.

* Diệt ốc

- Cải tạo ao:
Mực nước 5-10 cm rồi dùng: 0,5-1 kg/1000 m2 nước (ốc lớn hay trưởng thành thì dùng liều cao hơn trong thời gian kéo dài)

Mực nước cao hơn 1 m thì tăng liều: 1-1,5 kg/1000 m2 nước

Độ mặn và pH cao thì tăng liều

Dùng vào lúc chiều mát 17-18 giờ. Không bón vôi trước khi dùng REO 

- Khi trong ao đã có tôm: Chỉ có thể giảm số lượng ốc bằng cách vớt ốc hoặc thả các tấm phên bằng tre xuống xung quanh ao, rồi bắt ốc hàng ngày.
 

                                                                   TÀI LIỆU THUỘC PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG TY SANDO


Từ khoá:  Cách diệt ốc đinh


Những bài liên quan
Tác hại của tảo tàn trong ao, biện pháp phòng ngừa và xử lý

Nếu tảo độc nở hoa và tàn sẽ giải phóng chất độc vào nước, trực tiếp làm chết tôm. Nếu tảo không độc: Làm suy giảm chất lượng nước nghiêm trọng

Cách diệt rong rêu trong ao nuôi

Nguyên nhân rong rêu, tảo đáy phát triển Ao nuôi ít cải tạo, hoặc cải tạo không triệt để Ao ô nhiễm, chất hữu cơ nhiều, thức ăn dư thừa... Nước ao trong, mực nước quá thấp, tảo tàn…

Cách phòng và diệt sứa trong ao nuôi tôm.

Sứa xuất hiện nhiều trong ao nuôi tôm làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, gây ngộ độc và có thể gây tôm chết.

Bộ sản phẩm xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt… Các loại tảo này khi tàn sẽ lấy đi ôxy trong nước và tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, gây bệnh đường ruột, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước ao...

Độ đục trong ao nuôi tôm và cách giải quyết

Nguyên nhân gây đục ao nuôi tôm - Do các hạt sét, bùn lơ lửng trong nước không lắng tụ - Đất xung quanh bờ bị xói mòn, rửa trôi - Hoạt động của tôm, xới – quậy nền đáy làm cho ao bị dục






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh