Ngày đăng: 12/12/2018  

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH ĐỐM TRẮNG TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

1. Tác nhân gây bệnh

Bệnh đốm trắng –White spot disease (WSD) thường dược biết đến với tên gọi virus đốm trắng – White spot syndrome virus (WSSV) – là một mầm bệnh tối quan trọng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới. Bệnh đốm trắng lần đầu tiên được báo cáo từ trang trại nuôi tôm ở Miền Bắc Đài Loan vào năm 1992 và Nhật Bản vào năm 1993. Sau đó, bệnh này đã là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng rộng khắp ngành công nghiệp nuôi tôm ở các quốc gia khác tại Châu Á và Châu Mỹ La Tinh.  Bệnh xuất hiện và bùng phát trên tôm sú lần đầu ở nước ta vào năm 1994 - 1995 tại các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Hiện, WSD xuất hiện và lan rộng từ Bắc đến Nam và đối tượng nhiễm bệnh cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng (TTCT).

Biểu hiện bệnh

Virus gây WSD có độc lực cực mạnh, tấn công tôm ở nhiều mô tế bào khác nhau và thường là trên tế bào biểu mô da. Khi nhiễm bệnh, tôm có biểu hiện giảm ăn đột ngột và đối với TTCT thì có hiện tượng ăn nhiều hơn trước khi giảm ăn. Tôm lờ đờ, tấp vào bờ và chết, cơ thịt hơi đục. Đốm trắng nằm trong vỏ tôm ở giáp đầu ngực, đốt bụng cuối hoặc lan khắp cơ thể.

Bệnh thường xuất hiện vào khoảng thời gian tôm thả nuôi từ hai tháng trở lên nhưng cũng có thể xuất hiện trong tháng đầu thả nuôi. Giai đoạn này kích thước tôm nhỏ nên rất khó nhìn thấy đốm trắng mà chỉ thấy đỏ thân, do độc lực của virus mạnh nên có khi chưa phát hiện thấy đốm trắng thì tôm đã chết.

Bệnh thường bùng phát mạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt vào mùa đông khi nhiệt độ nước hạ xuống dưới 280C.

Tỉ lệ chết của tôm bị nhiễm virus đốm trắng lên tới 100% sau 3 – 10 ngày kể từ khi chúng nhiễm bệnh

CÔNG TY TNHH SANDO

Bệnh đốm trắng trên tôm-virus (WSSV)

2. Biện pháp phòng bệnh

  1. Biện pháp chung

Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả, phòng bệnh vẫn là biện pháp căn cơ.

Phơi khô đáy ao ít nhất 3-5 tuần để đảm bảo đáy ao khô hoàn toàn, dùng vôi nóng sát trùng đáy ao -> loại bỏ mầm bệnh tồn tại trong đất ẩm.

Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao, căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.

Nhằm tránh lây lan mầm bệnh giữa các ao, tốt nhất không nên sử dụng chung các dụng cụ (lưới, vợt, thuyền…). Mỗi lần dùng nên sát trùng dụng cụ qua WUNMID

Cấp nước qua lưới lọc cẩn thận

Thả giống không mang mầm bệnh đốm trắng, xét nghiệm bằng phương pháp PCR

Tránh thả tôm vào vụ nghịch (mùa lạnh hoặc giai đoạn nhiệt độ biến động bất thường)

Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học BIO TICBEST, BIO AV.

 Sản phẩm tăng cường miễn dịch MUNOMAN, VIGAN

 Tăng cường sức đề kháng CMIX 25%, SAN ANTI SHOCK, DOSAL

 Đảm bảo chất lượng nước sạch: dùng CITYBIOZY N, AQUA BIO BZT phân hủy nền đáy, PONDOZY KP khử phèn nếu ao nhiễm phèn

Thường xuyên nắm bắt các thông tin về diễn biến dịch bệnh tại địa phương để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

  1. Biện pháp phòng ngừa trong vùng dịch

ỨNG DỤNG SẢN PHẨM GUARSA PHÒNG NGỪA ĐỐM TRẮNG TRONG VÙNG DỊCH

   CÔNG TY TNHH SANDO                  CÔNG TY TNHH SANDO                                              

Tăng sức khỏe cho tôm: Định kỳ 2-3 ngày tạt VILEC 405 FS/ SAN ANTI SHOCK kết hợp với trộn ăn VIGAN 3-5 g/ kg thức ăn, 1 lần/ ngày vào cử sáng

Trộn ăn BIOTICBEST 1-2 lần/ ngày để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh trong đường ruột

ỨNG DỤNG GUARSA TẠI FARM NUÔI ANH CUỘC THẠNH PHÚ-BẾN TRE

CÔNG TY TNHH SANDO

CÔNG TY TNHH SANDO

Phòng Kỹ thuật Cty TNHH San Do biên soạn.


Từ khoá:  benh tom, dom trang, do than, tom rot


Những bài liên quan
Tác hại của tảo tàn trong ao, biện pháp phòng ngừa và xử lý

Nếu tảo độc nở hoa và tàn sẽ giải phóng chất độc vào nước, trực tiếp làm chết tôm. Nếu tảo không độc: Làm suy giảm chất lượng nước nghiêm trọng

Bệnh Đục Cơ Do Vi Khuẩn Trên Tôm Thẻ Chân Trắng

Do Vibrio harveyi (dòng HLB0905) không phát quang và có độc lực cao. Có biểu hiện màu trắng đục hoặc mờ ở đuôi hay "đuôi trắng" trên tôm , đôi khi có sự biến đổi màu đỏ trên cơ thể, có thể gây chết tôm hàng loạt ...

Nguyên nhân và biện pháp phòng chống cong thân, đục cơ

Do thiếu 1 số khoáng chất thiết yếu trong nước (đặc biệt là Ca, Mg) hoặc môi trường nuôi thay đổi đột ngột như pH dao động bất thường, nhiệt độ nước chênh lệch quá cao trong ngày, oxy hòa tan thấp, nhiễm khí độc và đặc biệt là nhấc vó, chài tôm kiểm tra không đúng kỹ thuật.

Biện pháp phòng và trị các bệnh thường gặp trên cá sặc

Tác nhân: Trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng loa kèn,…






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh