Ngày đăng: 30/11/2019  
 GIẢI PHÁP PHÒNG &TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP KHU VỰC NUÔI CÁ TRUYỀN THỐNG PHÍA BẮC 

 



TÊN BỆNH



BIỂU HIỆN BỆNH



HƯỚNG XỬ LÝ

  1. Bệnh do môi trường

- Nguyên nhân: Cải tạo chưa kỹ, nguồn nước ô nhiễm, không xử lý định kỳ.
- Dấu hiệu bệnh: Mang cá bầm, cá tuột nhớt, chết rải rác.
- Điều kiện bùng phát bệnh: Thời tiết biến đổi thất thường, khi thời điểm giao mùa.

 

Bước 1:  Giảm lượng thức ăn từ 30 -50% hằng ngày.
Bước 2: Thay nước 30%, thay liên tục 2 -3 ngày.
Bước 3: Kết hợp xử lý môi trường bằng DEOSAN 1 kg/3000 m3 /hoặc dùng BONLIS 1 kg/3000 m3 hay KAZU 1kg/1000 m3

  1. Bệnh do dinh dưỡng

- Nguyên nhân: không bổ sung dinh dưỡng định kỳ, sử dụng kháng sinh thường xuyên.
- Dấu hiệu bệnh: Gan thận bị hoại tử, mang trắng nhợt nhạt.
- Điều kiện bùng phát bệnh:  Điều kiện nuôi bất lợi (thời tiết biến đổi thất thường) cuối vụ nuôi.

 

Bước 1: Giảm lượng thức ăn từ 30 -50%, xử lý nước bằng DEOSAN, 1kg/3000 m3 hoặc dùng KAZU 1kg/1000 m3, xử lý liên tục 02 ngày vào lúc 10 giờ sáng.
Bước 2: cho ăn VIGAN Fish 1kg/ 10 tấn cá, kết hợp với DOSAL cho ăn liên tục 3 – 5 ngày. (Định kỳ cho ăn 2 tuần/ tháng)
Bước 3: Bổ sung HEPVIROL plus cải thiện gan cá.

  1. Bệnh ngoại ký sinh trùng

- Nguyên nhân: Trùng bánh xe, trùng mỏ neo, sán lá.
- Dấu hiệu bệnh: Cá gom cục, tuột nhớt, rộ ao và chết rải rác.
- Điều kiện bùng phát: Nước ao dơ, mật độ nuôi cao, không xử lý định kỳ.

 

Bước 1: Tạt OSCILL ALGA  1 lít/4000 m3 /hoặc BIOXIDE 150 1 lít/5000 m3, hay GUARSA For Fish 1kg/3000 m3 nước, tạt liên tục 2 ngày, lúc 10 giờ sáng.
*Chú ý: Trường hợp nặng thì tạt ISOVA 500 ml/10.000 m3. Định kỳ 10 ngày tạt 1 lần.

  1. Bệnh nội ký sinh trùng

- Tác nhân: Giun, sán ký sinh.
- Dấu hiệu bệnh: Cá giảm ăn, chậm lớn, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh.
- Điều kiện bùng phát: Cải tạo chưa tốt, nguồn nước ô nhiễm, không xổ định kỳ.

 

Bước 1: Giảm 30% lượng thức ăn.
Bước 2: cho ăn BENDAVI liều 1kg/12 tấn cá hoặc dùng DOBEN liều 1 lít/10 tấn cá. Cho ăn liên tục 2 ngày.
Bước 3: Bổ sung LACTOZYM SANSORIN + B12 liều 1 kg/20 tấn cá.

  1. Bệnh do nấm

- Tác nhân: Nấm.
- Dấu hiệu bệnh: Đốm trắng trên thân, mang, vết ghẻ, lở loét.
- Điều kiện bùng phát: Mùa lạnh, nhiệt độ thấp, cá bị xây xát.

Bước 1: Tạt SANDIN 267 liều 1 lít/4000 m3, dùng sáng sớm lúc trời chưa có nắng.
Bước 2: Tạt SAPOL lúc 10 giờ sáng, liều 1 lít cho 6000 m3, dùng liên tục 02 ngày.
Hoặc tạt BIOXIDE 150 1 lít/5000 m3 lúc 9 giờ sáng. Kết hợp SAPOL 1lít/6000 m3, lúc 10 giờ sáng, dùng liên tục 2 ngày.
* Chú ý: Trường hợp bệnh nặng kết hợp cho ăn GENTA – CEPHA liều 1kg/15 tấn cá.

 

  1. Bệnh xuất huyết

- Tác nhân:
Aeromonas sp., Pseudomonas sp.
- Dấu hiệu bệnh: Đốm đỏ trên thân, xuất huyết cơ, vây, …
- Điều kiện bùng phát: Nước ao dơ, sức đề kháng giảm, nhiệt độ cao.

Bước 1: Xử lý môi trường bằng BIOXIDE 150 liều 1 lít/4000 m3.
Bước 2: Giảm 30 % lượng thức ăn, tiến hành cho ăn TRIMDOX liều 1kg/10 tấn cá hoặc SECOTEX liều 1 lít/10 tấn cá.
Bước 3: Bổ sung BIOTICBEST, SANSORIN B12, HEPAVIROL

 

  1. Bệnh xuất huyết – lồi mắt trên cá rô phi

- Tác nhân:  Streptococcus sp.
- Dấu hiệu bệnh: Đốm đỏ trên thân, xuất huyết cơ, vây, ….
- Điều kiện bùng phát: Nước ao dơ, sức đề kháng giảm, nhiệt độ cao.

Bước 1: Xử lý môi trường bằng BIOXIDE 150 liều 1 lít/4000 m3.
Bước 2: Giảm 30% lượng thức ăn, tiến hành cho ăn FLODOXY - SV liều 1lít/20 tấn cá /Hoặc NORMY liều 1kg/20 tấn cá + API-ERY liều 1kg/10 tấn cá.

 

  1. Bệnh Virus trên cá chép

- Tác Nhân: Vius Herpesvirus.
- Dấu hiệu Bệnh: Bóng hơi teo, trường hợp nặng bóng hơi bị xuất huyết.
- Điều kiện bùng phát: Nước ao dơ, sức đề kháng giảm, nhiệt độ cao.

Đối với bệnh này chưa có thuốc đặc trị, giải pháp chủ yếu là phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá.
- Sát trùng nguồn nước bằng BIOXIDE 150 liều 1 lít cho 4000 m3.
- Tăng sức đề kháng và hỗ miễn dịch cho cá bằng C MIX 25 liều 1kg/10 tấn cá và VIGAN Fish 1kg/10 tấn cá hoặc MONOMAN Fish 1 kg/10 tấn cá.

  1. Bệnh chướng bụng, sinh hơi, phân sống

- Tác Nhân: Môi trường nước ao dơ, thức ăn kém chất lượng, sử dụng kháng sinh thời gian dài.
- Dấu hiệu bệnh: Bụng chướng to, đường ruột mỏng, phân sống nổi mặt ao.
- Điều kiện bùng phát: Giao mùa và mùa lạnh

 

Bước 1:  Giảm lượng thức ăn từ 30-50% hằng ngày.
Bước 2: Kết hợp xử lý môi trường bằng DEOSAN, 1kg/3000 m3 hoặc dùng BONLIS 1 kg/3000 m3 hay KAZU 1kg/1000 m
Bước 3: cho ăn LACTOZYM Fish 1kg/10 tấn cá, kết hợp TRIMDOX liều 1kg/10 tấn cá, cho ăn liên tục 3 -5 ngày. Hoặc SAN FLOFENICOL Powder liều 1kg cho 10 tấn cá.
 

  1.  Bệnh ghẻ lở - thối đuôi

- Tác Nhân:  Bệnh bị bội nhiễm do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây ra.
- Dấu hiệu bệnh: Cá bị các vết ghẻ, lở loét, đốm trắng trên thân.
- Điều kiện bùng phát: Cá bị xây xát giao mùa, mùa lạnh.
 

*Giảm lượng cho ăn 30 - 50%.
- Cách 1: Dùng BIOXIDE 150 liều 1 lít/4000 m3 hoặc GUARSA for fish 1 kg/4000 m3, lúc 9-10 giờ sáng.
- Cách 2: dùng SAPOL 1 lít/5000 m3 hoặc GUARSA for Fish 1 kg/4000 m3, lúc 9-10 giờ sáng.
- Cách 3: Dùng OSCILL ALGA liều 1 lít/3000 m3 (lúc 9 giờ)
*Chiều mát dùng SAN ANTI SHOCK liều 1 kg/4000 m3, kết hợp    DEOSAN 1kg/4000 m3, 2 ngày liên tục.
*Trường hợp bệnh nặng thì kết hợp cho ăn kháng sinh.
-Trường hợp1:  dùng FLODOXY SV (100 ml/2 tấn cá) + AMPI – ERY (100 g/1 tấn cá).
-Trường hợp 2: Genta-Cefa 100g/1 tấn cá.
-Trường hợp 3: dùng FLODOXY SV (100 ml/2 tấn cá) + SECOTEX (100ml/1tấn cá). Cho ăn liên tục 3 – 5 ngày.
Chú ý: Sau khi điều trị hết bệnh nên dùng những sản phẩm sau để cá nhanh phục hồi: BIOTICBEST, HEPAVIROL plus, PRORED B12, SAN ANTI SHOCK.
 

 
Phòng Kỹ thuật Cty TNHH San Do




Những bài liên quan
Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá bóng tượng

5 bệnh thường gặp ở cá bống tượng: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh mất nhớt, ngoại ký sinh trùng, nấm thủy mi,..

Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Một số bệnh thường gặp trên cá trắm cỏ - Nguyên nhân & Cách xử lý

Khi cá mắc bệnh thường có những dấu hiệu bệnh lý như: Cá tách đàn, hoạt động yếu, bơi lờ đờ trên tầng mặt và sát bờ ao. Màu sắc của cá thay đổi sang màu tối, da cá thường mất nhớt, khô rát. Trên thân, các gốc vây và xung quanh miệng của cá xuất huyết hoặc có màu trắng bạc...

Nguyên nhân gây bệnh đen mang trên tôm và giái pháp phòng trị

- Do bị nhiễm vi khuẩn (thường là Vibrio) hay nhiễm nấm Fusarium, Aspergillus,… - Do ngoại ký sinh trùng như nguyên sinh động vật (Lagenophrys), Paramoeba sp (trùng amip), sợi khuẩn (Leucothrix mucor), Hyalophysa chattoni…

Bệnh thường gặp trên cá điêu hồng và cách phòng trị

Bệnh xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi (50-70%). Thông tin sau sẽ giúp người nuôi hiểu rõ hơn về hai bệnh này từ đó có cách phòng trị bệnh hiệu quả.






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh