Ngày đăng: 26/02/2021  
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐEN MANG TRÊN TÔM VÀ GIÁI PHÁP PHÒNG TRỊ
 
 



  1. Nguyên nhân
- Do bị nhiễm vi khuẩn (thường là Vibrio) hay nhiễm nấm Fusarium, Aspergillus,… 

- Do ngoại ký sinh trùng như nguyên sinh động vật (Lagenophrys), Paramoeba sp (trùng amip), sợi khuẩn (Leucothrix mucor), Hyalophysa chattoni

- Do ao ô nhiễm, chất bẩn hữu cơ hoặc tảo tàn bám làm mang tôm có màu đen. Hoặc do tiếp xúc khí độc lâu dài

- Tôm sống trong điều kiện pH thấp, có nhiều ion kim loại nặng như nhôm, sắt, muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó chuyển màu đen.
  1. Triệu chứng
- Mang tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen.

- Tôm nổi đầu do thiếu ôxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ.

- Tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác.

- Mang tôm bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy khi bệnh nặng.
 
Đen mang làm tăng số lần lột xác của tôm, sự lột xác giúp tôm loại bỏ các mang hư hại nhưng nhiễm trùng nhanh chóng trở lại và tiếp tục làm mang tôm bị đen. Đen mang làm tôm suy yếu nhanh chóng, tôm chậm tăng trưởng và có khả năng chịu đựng kém hơn (Frede và cộng sự, 2015).
 
 

Tôm bị đen mang
  1. Biện pháp xử lý
Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đen mang để đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả nhất.

Lập tức giảm 30-50% lượng cho ăn, tăng cường chạy quạt, sục khí.

Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có thể).

Diệt khuẩn và ngoại ký sinh bằng BIOXIDE 150 1 lít/1000 m3 nước lúc 9h sáng, buổi chiều tối dùng Oxy viên OXYGEN-V 2-3 kg/1000 m3 nước (vì tôm đen mang bị cản trở hô hấp).
Sau 24 giờ đánh thêm OSCILL ALGA Shrimp 1 lit/1000 m3 nước (nếu màu nước đậm thì dùng OSCILL ALGA Shrimp 1 lần nữa để giảm màu)

Cấy lại men vi sinh liên tục SANMELI hoặc VS-STAR làm sạch nền đáy và nước ao

Tăng sức đề kháng: trộn ăn và tạt SAN ANTI SHOCK, SANRAMIX
 


TL do phòng kỹ thuật SANDO biên soạn

Từ khoá:  benh tom, benh den mang, vi khuan, nam


Những bài liên quan
Nguyên nhân gây chậm lớn trên tôm và cách xử lý

Tôm chậm lớn (hay tôm còi) ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vụ nuôi. Do vậy, theo dõi trọng lượng tôm hằng ngày để sớm xác định nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm lớn; từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời...

Giải pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp khu vực nuôi cá truyền thống phía Bắc

Cá nuôi thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt cá rất dễ bị lây nhiễm bệnh, dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng, trị trên cá nuôi...

Nguyên nhân và Cách xử lý bệnh vàng mang trên tôm

Vàng mang trên tôm có 2 nguyên nhân chính, có thể do virus gây bệnh đầu vàng hoặc do xì phèn làm pH thấp trong lúc tôm đang lột xác… Để biết chính xác người nuôi có thể mang mẫu tôm bệnh đi xét nghiệm...

Phòng trị bệnh “vênh mang” trên tôm

Đây là bệnh rất mới trên tôm ở Việt Nam nên chưa có tài liệu, nghiên cứu nào liên quan đến căn bệnh này...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh