Ngày đăng: 07/11/2019  

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ TRẮM CỎ
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ
 
 

TÊN BỆNH
 

BIỂU HIỆN BỆNH


CÁCH XỬ LÝ
  1. Bệnh xuất huyết do virus
 
 
 
 
- Nguyên nhân: Do virus dạng Reovirus.

- Dấu hiệu bệnh:

+Da cá có màu tối sẫm, nổi lờ đờ tầng mặt. Khi có hiện tượng chết, mắt cá lòa và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Hậu môn viêm đỏ.

+Giải phẫu cá: Bóc da cá bị bệnh nhìn thấy cơ đỏ, xuất huyết, bệnh nặng cơ toàn thân xuất huyết đỏ tươi. Xoang bụng, ruột xuất huyết có màu đỏ thẫm, ruột không có thức ăn, gan xuất huyết có đốm màu trắng.

+Tỷ lệ chết 60 - 80% (có thể 100%) trong vòng 5-7 ngày.

- Thường xảy ra vào cuối xuân, đầu hè (tháng 3 đến tháng 5) và mùa thu tháng 7 đến tháng 10.

 

Bệnh do virus chưa có thuốc đặc trị, giải pháp chủ yếu là phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cá:
 
- Xử lý môi trường: Định kỳ 5 – 7 ngày dùng BIOXIDE 150 (1 lít/4000 m3 nước) /hoặc GUARSA For Fish (1 kg/5000 m3), dùng lúc 9-10 giờ sáng.


- Cho ăn bổ sung:

VIT C
FORT (1 kg/20 tấn cá), LACTOZYM (1kg/10 tấn cá), VILEC 405 (1 kg/10 tấn cá), HEPAVIROL (1 lít/20 tấn cá).

Cho ăn 1 lần/ngày, liên tục 3 ngày.
  1. Bệnh đốm đỏ (viêm ruột)
 
 
 
 
 
 
 
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas gây ra.

- Dấu hiệu bệnh:

+ Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước. Da đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài. Xuất huyết trên thân, gốc vây, quanh miệng, mắt lồi đục, xuất huyết, bụng trướng to, xơ vây, tia vây cụt dần.

+Giải phẫu cá: Gan tái nhợt, mật màu đen sẫm, thận nhũn, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Ruột không có thức ăn, có thể chứa đầy hơi hoặc xuất huyết hoại tử. Xoang bụng có nhiều dịch nhờn hôi thối.

+Tỷ lệ chết có thể 50- 70% tổng đàn cá trong ao.

- Điều kiện bùng phát bệnh: Điều kiện nuôi bất lợi (thời tiết biến đổi thất thường) cuối vụ nuôi.

 
- Xử lý môi trường: Dùng BIOXIDE 150 (1lít/4000 m3) /hoặc GUARSA For Fish (1 kg/4000 m3), lúc 9-10 giờ sáng. Buổi chiều, tạt SAN ANTI SHOCK 1 lít/5000 m3 nước.

- Trộn cho ăn:

+Giảm 50% lượng thức ăn.

+Trộn AMPI-COLI (100 g/tấn cá). /hoặc SAN COSUL (100 ml/tấn cá) + SA FENDO (100 ml/2 tấn cá).

+Sau quá trình điều trị, trộn cho ăn HEPAVIROL Plus (1 lít/10 tấn cá) và LACTOZYM (1kg/10 tấn cá), liên tục 3 ngày, 1 lần/ngày.
  1. Bệnh nấm thủy mi
 
- Nguyên nhân:

Do nấm: Leptolegnia, Aphanomices, Sarolegnia, Achlya.

- Dấu hiệu bệnh:

Da cá xuất hiện các vùng trắng xám, là các sợi nấm nhỏ mềm; sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông.
 
- Xử lý môi trường nước:

+Cách 1: Dùng BIOXIDE 150 (1 lít/4000 m3) /hoặc SAPOL (1 lít/6000 m3), lúc 9-10 giờ sáng.

+Cách 2: Dùng SAPOL (1 lít/6000 m3) /hoặc GUARSA Fish (1 kg/4000 m3), lúc 9-10 giờ sáng.

- Cho ăn:

HEPAVIROL
Plus (1lít/10 tấn cá), LACTOZYM (1kg/10 tấn cá), VILEC 405 Fish (1kg/10 tấn cá).

Cho ăn liên tục 3 ngày, 1 lần/ngày.

 
  1. Bệnh trùng bánh xe
 
- Nguyên nhân:

Do trùng bánh xe Trichodina, Trichodinella, Tripartiella.

- Dấu hiệu bệnh:

+Cá bơi lội không định hướng, nổi từng đàn trên mặt nước, da màu xám.

+Bệnh mức độ nhẹ, cá sẽ ngứa ngáy, gầy yếu. Bệnh nặng hơn, có nhiều nhớt trắng đục trên thân cá, mang bạc trắng, có thể chết.

- Mùa vụ cá dễ mắc bệnh: xuân và thu, đặc biệt trên cá hương và cá giống.

 
- Xử lý môi trường:

+Cách 1: Dùng OSCILL ALGA (1 lít 3000 m3) /hoặc dùng BIOXIDE (1lít/4000 m3), lúc 9-10 giờ sáng.

+Cách 2: Dùng OSCILL ALGA (1lít/3000 m3) /hoặc GUARSA For Fish (1kg/4000 m3), lúc 9-10 giờ sáng.
Xử lý liên tục 2 ngày. Buổi chiều tạt SAN ANTI SHOCK 1 lít/5000 m3.

- Cho ăn:

 
HEPAVIROL Plus (1lít/10 tấn cá), LACTOZYM (1kg/10 tấn cá), VILEC 405 fish (1kg/10 tấn cá), SAN SORIN + B12 (1 kg/20 tấn cá), cho ăn liên tục 3 ngày, 1 lần/ngày.
 
  1. Bệnh Trùng quả dưa (Bệnh đốm trắng)
 
- Nguyên nhân:

Do trùng quả dưa Ichthyophthirius multifiliis.

- Dấu hiệu bệnh:

+Bơi nổi thành từng đàn trên mặt nước, quẫy nhiều do ngứa ngáy.

+Da, mang và vây cá có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ màu trắng đục có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

+Da, mang cá bị bệnh có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.

+Cá yếu, ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm đầu xuống nước.

- Mùa vụ mắc bệnh: Đầu mùa xuân và mùa đông. Nhiệt độ 25 – 260C rất thích hợp cho trùng phát triển.

 
- Xử lý môi trường:

+Cách 1: Dùng OSCILL ALGA (1 lít 3000 m3) /hoặc dùng BIOXIDE 150 (1lít/4000 m3), lúc 9-10 giờ sáng.

+Cách 2: Dùng OSCILL ALGA (1lít/3000 m3) /hoặc dùng GUARSA For Fish (1kg/4000 m3), lúc 9-10 giờ sáng.

Xử lý liên tục 2 ngày, chiều tiến hành tạt SAN ANTI SHOCK 1 lít/5000 m3.

- Cho ăn:

HEPAVIROL
Plus (1lít/10 tấn cá), LACTOZYM (1kg/10 tấn cá), VILEC 1kg/10 tấn cá, SAN SORIN + B12 1kg/20 tấn cá. Cho ăn liên tục 03 ngày, 1 lần/ngày.

 
  1. Bệnh trùng mỏ neo
 
- Nguyên nhân:

Là trùng mỏ neo thuộc giống Leronaea

- Dấu hiệu bệnh:

+Cá bệnh bơi lội không bình thường, chậm chạp, kém ăn, dị hình.

+Trên cơ thể cá có các vết nhỏ màu đỏ.
 
- Xử lý môi trường:

+Cách 1: Dùng OSCILL ALGA Strong 1 lít 3000 m3 /hoặc dùng BIOXIDE 150 1lít/4000 m3, lúc 9-10 giờ sáng.

+Cách 2: Dùng OSCILL ALGA 1lít/3000 m3 /hoặc dùng GUARSA For Fish 1kg/4000 m3, lúc 9-10 giờ sáng.

Xử lý liên tục 2 ngày. Buổi chiều, tiến hành tạt SAN ANTI SHOCK 1 lít/5000 m3.

- Cho ăn:

HEPAVIROL Plus (1lít/10 tấn cá), LACTOZYM (1kg/10 tấn cá), VILEC (1kg/10 tấn cá), SAN SORIN + B12 (1 kg/20 tấn cá). Cho ăn liên tục 3 ngày, 1 lần/ngày.

 
  1. Bệnh rận cá
 
- Nguyên nhân:

Do rận cá thuộc giống Argulus.

- Dấu hiệu bệnh:

Cá ngứa ngáy, bơi lung tung không định hướng, bắt mồi giảm.
 
- Xử lý môi trường:

+Cách 1: Dùng OSCILL ALGA  1 lít 3000 m3 /hoặc dùng BIOXIDE 150 1lít/4000 m3, lúc 9-10 giờ sáng.

+Cách 2: Dùng OSCILL ALGA  1lít/3000 m3 /hoặc dùng GUARSA For Fish 1kg/4000 m3, lúc 9-10 giờ sáng.

Xử lý liên tục 2 ngày. Buổi chiều tiến hành tạt SAN ANTI SHOCK 1 lít/5000 m3.

- Cho ăn:

HEPAVIROL Plus (1lít/10 tấn cá), LACTOZYM (1kg/10 tấn cá), VILEC 405 (1kg/10 tấn cá), SAN SORIN + B12 (1 kg/20 tấn cá). Cho ăn liên tục 3 ngày, 1 lần/ngày.
AMPI - ERY liều 1kg/10 tấn cá

 
  1. Bệnh thối mang
 
- Nguyên nhân:

Do vi khuẩn dạng sợi Myxococcus piscicolas gây nên

- Dấu hiệu bệnh: 

+Các tia mang thối nát, có dính bùn, lớp biểu bì phía trong lớp mang sưng huyết.

+Các tế bào cấu trúc mang bị thối nát ăn mòn dần và xuất huyết.

- Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu. Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng nuôi là cá lồng, cá ao nuôi có nhiều bùn hữu cơ.
 
- Xử lý môi trường:

Dùng BIOXIDE 150 1lít/4000m3 /hoặc dùng GUARSA For Fish 1kg/4000 m3, lúc 9-10 giờ sáng.

Xử lý liên tục 2 ngày. Buổi chiều, tạt SAN ANTI SHOCK 1 lít/5000 m3.

- Kết hợp trộn kháng sinh cho ăn:

+Cách 1: Dùng SAN FLOFENICOL (100 g/tấn cá) + ANTI - S (100 g/tấn cá).

+Cách 2: Dùng AMPI-ERY 100 g/1 tấn cá + NORFLOXACIN 100 g/2 tấn cá.

*Chú ý: Sau khi điều trị hết bệnh nên dùng những sản phẩm sau để cá nhanh phục hồi: BIOTICBEST, HEPAVIROL PLUS, PRORED B12, SAN ANTI SHOCK.

- Cho ăn bổ sung:

HEPAVIROL Plus (1lít/10 tấn cá) và LACTOZYM (1kg/10 tấn cá), VILEC 1kg/10 tấn cá, SAN SORIN + B12 (1 kg/20 tấn cá). Cho ăn liên tục 3 ngày, 1 lần/ngày.    
     
  1. Bệnh chướng bụng, sinh hơi, phân sống
 
- Nguyên nhân:

Môi trường nước ao dơ, thức ăn kém chất lượng, sử dụng kháng sinh thời gian dài.

- Dấu hiệu bệnh:

Bụng chướng to, đường ruột mỏng, phân sống nổi mặt ao.

- Điều kiện bùng phát:

Giao mùa và mùa lạnh


 
Các bước xử lý:

B1Giảm lượng thức ăn từ 30-50% hằng ngày

B2: Kết hợp xử lý môi trường bằng DEOSAN 1kg/3000 m3 hoặc dùng BONLIS 1 kg/3000 m3 hoặc KAZU 1kg/1000 m3.

B3: Cho ăn LACTOZYM Fish 1kg/10 tấn cá + TRIMDOX liều 1kg/10 tấn cá, cho ăn liên tục 3 -5 ngày /hoặc SAN FLO FENICOL Powder liều 1kg cho 10 tấn cá.

 
  1. Hội chứng lở loét
 
- Nguyên nhân:

Do nấm Alphanomyces Invadan phát triển len lỏi ăn sâu vào trong thịt cá. Ngoài ra còn có những tác nhân gây bệnh cơ hội khác như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.

- Dấu hiệu bệnh:

Trên thân cá bệnh có các vết lở loét ăn rất sâu vào cơ thể và gây cho cá chết đồng loạt.
 

- Xử lý môi trường:

+Cách 1: Dùng OSCILL ALGA 1 lít 3000 m3 hoặc dùng BIOXIDE 1lít/4000 m3, lúc 9-10 giờ sáng.

+Cách 2: Dùng OSCILL ALGA 1lít/3000 m3 hoặc dùng GUARSA For Fish 1kg/4000 m3, lúc 9-10 giờ sáng.
Xử lý liên tục 2 ngày.

- Kết hợp trộn kháng sinh cho ăn:

+Cách 1:  Dùng SA FENDO (100 ml/2 tấn cá) + AMPI – ERY (100 g/1 tấn cá).

+Cách 2: Dùng CAFAGEN 100g/1 tấn cá.

+Cách 3: Dùng SA FENDO (100 ml/2 tấn cá) + SAN COSUL (100ml/1tấn cá.

Cho ăn liên tục 3 – 5 ngày.

 
 
Phòng kỹ thuật San Do.




Những bài liên quan
Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Bệnh thường gặp trên cá điêu hồng và cách phòng trị

Bệnh xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi (50-70%). Thông tin sau sẽ giúp người nuôi hiểu rõ hơn về hai bệnh này từ đó có cách phòng trị bệnh hiệu quả.

Biện pháp phòng và trị các bệnh thường gặp trên cá sặc

Tác nhân: Trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng loa kèn,…

Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cá hồi

Dấu hiệu bệnh lý bệnh hoại tử tuyến tụy: bơi lội bất thường xuống đáy bể và chết...

Giải pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp khu vực nuôi cá truyền thống phía Bắc

Cá nuôi thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt cá rất dễ bị lây nhiễm bệnh, dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng, trị trên cá nuôi...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh