1. Các yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc tôm Tình trạng bệnh lý và sức khỏe tôm nuôi: - Tôm có sắc tố màu vàng kim hoặc màu dương có thể do biến đổi gen (không bệnh, không chết)
Tôm vàng trong ao được người nuôi xem là điều may mắn - Tôm khỏe mạnh không stress hoặc nhiễm bệnh có màu sắc sậm hơn, khi nấu chín có màu sáng đỏ tự nhiên.
- Hội chứng thiếu hụt sắc tố (pigment deficiency syndrome) hay bệnh tôm xanh hay hội chứng vỏ xanh (McVey, 1993), có liên quan đến mức thấp của Carotenoid Astaxanthin trong thức ăn của tôm. Tôm bị bệnh, khi nấu lên sẽ có sắc vàng nhạt chứ không có sắc sáng đỏ tự nhiên.
Tôm sú bị bệnh vỏ xanh Ngày tuổi: Tôm càng nhiều tuổi màu sẽ càng đậm hơn vì trong quá trình phát triển các sắc tố được tích lũy ngày càng nhiều trong vỏ và cơ thịt.
Độ mặn và hàm lượng khoáng, vitamin trong nước: Sự cân bằng khoáng chất và vitamin giúp tôm có màu sắc sậm hơn. Ở những ao độ mặn cao, tôm được bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin khi nấu chín sẽ có màu đỏ đẹp hơn so với những ao thếu hụt. Vì vậy tôm nuôi ở môi trường nước ngọt, độ mặn thấp cần được bổ sung khoáng chất, vitamin nhiều hơn.
Mô hình nuôi, màu nước: Ngoài tự nhiên, tôm hấp thụ Canthaxanthin khi ăn tảo biển, động vật phù du,... Nuôi tôm sinh thái, nuôi bán thâm canh mật độ tảo biển có khả năng cung cấp Astaxanthin/Canthaxanthin cho tôm. Nhưng nuôi thâm canh đặc biệt nuôi siêu thâm canh không có khả năng cung cấp Astaxanthin/Canthaxanthin đủ cho tôm. Vì vậy tôm ao đất hay ao nuôi quảng canh thường có màu sáng, đẹp hơn tôm nuôi ao bạt công nghệ cao.
Nhiệt độ, mái che, nhà vòm: Khi nhiệt độ cao, sắc tố tối tập trung ở tâm tế bào sắc tố làm tôm trắng hơn, phản xạ nhiều ánh sáng hơn ở bề mặt cơ thể nên ít bị nóng hơn. Sử dụng lưới che nắng cho ao tôm sẽ chủ động điều chỉnh nhiệt độ. Tuy nhiên nhiều trường hợp dùng lưới che nắng tôm nuôi thường có màu xanh, nhợt nhạt.
Tôm bị vỏ xanh khi nuôi trong ao bạt có mái che Ảnh hưởng của màu sắc môi trường: - Trong môi trường tối hơn màu sắc của tôm sẽ sậm hơn
- Sự thay đổi màu sắc theo môi trường có liên quan đến độ xuyên thấu của sóng ánh sáng vào môi trường. Astaxanthin tự do hấp thụ ánh sáng có bước sóng ngắn có màu vàng, cam, đỏ (bước sóng 470-472 nm), Crustacyanin - Astaxanthin hấp thụ ánh sáng có bước sóng dài hơn có màu xanh, dương, tím (bước sóng 632 nm)
Chế độ ăn: - Thức ăn có bổ sung Astaxanthin hoặc Canthaxanthin (Carotenoid), được biết đến là các sắc tố màu đỏ thẫm được tìm thấy trong rất nhiều loài sinh vật biển, đặc biệt là cá hồi, cá mú đỏ, tôm, krill hoặc tảo biển (
Haematococcus pluvialis) giúp tăng màu sắc tôm.
- Đạm thực vật (đậu nành, bột mỳ,…) có tác dụng không tốt đến màu sắc của tôm đặc biệt là mùi vị khi so với đạm động vật (bột cá, bột huyết)
- Bổ sung tảo
Spirulina SP hay tảo
Dunaliella SP vào chế độ ăn cũng cho thấy cải thiện đáng kể tình trạng tăng sắc tố đỏ trong cơ thịt tôm
2. Màu sắc tôm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá tôm Thị trường nhập khẩu tôm rất ưa chuộng và chú trọng đến màu sắc tôm. Họ thích tôm khi luộc lên có màu đỏ đẹp. Vì thế tôm có màu không đạt yêu cầu làm giảm khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam. Trong nước tôm có màu sắc không đạt thường bị giảm giá từ 3000-6000 VNĐ/1 kg tôm ở khu vực Miền Tây, thậm chí khu vựa miền Trung, Bắc có nơi giảm 10000 VNĐ/1 kg tôm.
3. Cách cải thiện màu sắc tôm nuôi (tăng màu sắc tôm nuôi) Người nuôi nên lựa chọn tôm giống tốt, sử dụng chất nền tối trong ao nuôi, nuôi tôm trong điều kiện nước tốt, tránh căng thẳng.
Ngoài ra cần lựa chọn thức ăn chất lượng tốt đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung khoáng chất và vitamin đầy đủ cho tôm.
Từ những yếu tố ảnh hưởng trên, P. Nghiên cứu cty đã phát triển thành công sản phẩm SAN ANTI SHOCK chứa Vitamin và phụ gia đặc biệt mà không cần dùng chất tạo màu Astaxanthin mà vẫn giúp tạo sắc tố tôm đẹp, giúp gia tăng giá trị kinh tế. Ngoài ra, SAN ANTI SHOCK còn giúp tăng sức khỏe, tăng tỷ lệ sống và phòng trị cong thân đục cơ.
Ứng dụng: *Sản phẩm tương tự: VILEC 405 FS.
*Hoặc định kỳ bổ sung bộ đôi sản phẩm DOSAL và khoáng chất CALCIPHORUS.