Ngày đăng: 28/09/2021  
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO NUÔI TÔM
 


1. Nguyên nhân xuất hiện

Nấm thường xuất hiện ở những vùng nuôi tôm có độ mặn cao, nước trong hoặc sụp tảo với hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao. Ban đầu nấm nhỏ nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm sẽ to lên và lây lan rất nhanh. Tùy vào kích thước có nơi gọi nấm đồng tiền là nấm chân chó, hoặc nấm chân voi.

2. Cách nhận biết

Nấm đồng tiền có đặc điểm giống như một loài địa y, một dạng kết hợp của nấm sợi và các sinh vật có khả năng quang hợp. Nấm đồng tiền có dạng hình vảy, hình nhánh cây hay búi thành dạng sợi. Nấm thường bám chặt trên bạt bờ, gần mặt nước 20-30cm, bám trên can, trụ cầu, nhá (vó),…




3. Tác hại của nấm
 
  • Nấm có mùi rất tanh, hấp dẫn tôm. Khi tôm ăn phải, nấm sẽ tiết độc tố, làm tôm khó tiêu hóa, dễ mắc các bệnh về đường ruột.
  • Một số bệnh liên quan đến nấm như đốm đen, gan tụy, mềm vỏ, ốp thân,…
  • Nấm phát triển hình thành tổ, là nơi cư trú của vi khuẩn, ký sinh trùng hay vi bào tử trùng, làm tăng tỷ lệ dịch bệnh ở khu vực nuôi
  • Nấm xuất hiện làm cho việc quản lý chất lượng nước, sức khỏe tôm gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của hệ sinh thái, làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất và vi sinh.
 
4. Phòng ngừa:

  • Phơi ao, bón vôi nâng pH lên 11-12 (ngâm 2-3 ngày), tiêu diệt vi bào tử trùng (có nguồn gốc nguyên thủy từ nấm).
  • Diệt hết bào tử của nấm đồng tiền còn sót lại trong ao, dụng cụ nuôi: dùng SAPOL (hòa với nước theo tỉ lệ 1:30), xịt đều khắp bạt và ngâm dụng cụ như quạt, oxy,…
  • Luôn giữ màu nước ổn định trong ao, hạn chế sự quang hợp của nấm
 
5. Xử lý

  • Phát hiện sớm để loại bỏ nấm ra khỏi ao
  • Trường hợp nhẹ, nấm ít và nhỏ: dùng OSCILL ALGA for shrimp (KOPCHA) 1 lít/1000 m3 nước, 2 ngày liên tục,  lúc 9-10 h, trời nắng.
  • Khi nấm đã dày đặc: dùng SAPOL 1 lít/1000 m3 nước, 1-2 lần, cách 1-2 ngày/lần.
  • *Nên định kỳ 15-20 ngày dùng OSCILL ALGA Shrimp (KOPCHA) hoặc SAPOL để phòng nấm bị lại.
 
*Lưu ý: Không nên chà bạt trước khi diệt, điều này khiến nấm lây lan và phát triển.
 


Tài liệu do Phòng Kỹ thuật Cty SANDO biên soạn.



Những bài liên quan
SAPOL for Shrimp - xử lý nấm đồng tiền, phòng ngừa vi bào tử trùng

Là chất đặc trị vi nấm phổ rộng với hàm lượng cao, hoạt tính mạnh và có độc tính thấp. Thay thế hiệu quả các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản (Malachite green, Trifluralin…) trong công tác phòng trị bệnh...

Tác hại của tảo tàn trong ao, biện pháp phòng ngừa và xử lý

Nếu tảo độc nở hoa và tàn sẽ giải phóng chất độc vào nước, trực tiếp làm chết tôm. Nếu tảo không độc: Làm suy giảm chất lượng nước nghiêm trọng

Bộ sản phẩm xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt… Các loại tảo này khi tàn sẽ lấy đi ôxy trong nước và tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, gây bệnh đường ruột, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước ao...

Nguyên nhân và cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao, một trong những vấn đề gây khó khăn cho người nuôi là hàm lượng khí độc NH3 và NO2 phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi nhanh chóng chỉ sau một tháng nuôi...

VÁNG BỌT TRONG AO NUÔI TÔM VÀ CÁCH XỬ LÝ

Khi xuất hiện váng bọt lâu tan trong ao là chỉ thị chất lượng nước đang xấu đi, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm, có thể gây thiệt hại.






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh