Ngày đăng: 04/11/2018  

BỆNH ĐỈA CÁ - CÁCH PHÒNG &TRỊ BỆNH ĐĨA TRÊN CÁ CHẼM

Phân loại

Ngành: Annelida

            Lớp: Hirudinea 

                        Bộ: Rhynchobdellida Blanchard, 1894   

                                    Họ: Piscicolidae Johnston, 1865  

                                                Giống: Piscicola de Blainville, 1818       

                                                            Loài: Piscicola geometra (Linnaeus, 1761)

Đặc điểm

            Thân dẹt ngắn, đôi khi hình trụ, ở cuối hai dầu của cơ thể có giác hút trước và giác hút sau. Đỉa sinh sản lưỡng tính. Đỉa cá đẻ trứng, trứng ở trong kén có màu nâu hoặc màu đỏ, trứng bám vào các vật thể trong nước: thực vật, đá, vỏ nhuyễn thể và các vật thể khác. Trứng nở cho đỉa con có cấu tạo dạng trưởng thành. Piscicola phát triển trực tiếp không qua ký chủ trung gian.

            Hầu hết đỉa ký sinh dạng hút máu. Đỉa cá là loài ký sinh tạm thời, chỉ bám vào cá khi cần dinh dưỡng. Thức ăn chính là máu cá.

Điều kiện phát sinh bệnh

- Khi ao nuôi ô nhiễm, quá nhiều chất hữu cơ trong điều kiện nhiệt độ nước cao (mùa nắng).

- Đỉa phát triển mạnh ở ao có nhiều rong phát triển để đẻ trứng.

- Để xác định tác nhân gây bệnh có thể quan sát bằng mắt thường qua da, mang, vây của cá hoặc có thể dùng kính lúp cầm tay.

Dấu hiệu của bệnh

            Khi cá bị bệnh Piscicola ký sinh, cá có cảm giác ngứa ngáy, vận động không bình thường, không dễ dàng nhận ra Piscicola vì màu sắc của nó giống với màu sắc của cá, nhận được dễ dàng nhất là lúc nó vận động.

            Đỉa cá kí sinh trên khắp cơ thể cá, dùng giác hút bám chặt vào mang, miệng, thân, vây,…làm rách da và hút máu, làm cá chậm lớn hoặc gây chết cá nhiều.

            Đỉa cá hút máu làm cho da cá bị chảy máu, tạo ra các vết thương lớn gây viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh.

Phòng bệnh

- Cải tạo ao kỹ trước khi thả cá.

- Mật độ  nuôi không quá dày.

- Cần xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi.

- Thường xuyên bổ sung C MIX 25%, MUNOMAN, VITLEC 405 FS+HEPAVIROL Plus, BIOTICBEST For Export giúp cá tăng sức đề kháng, cá khỏe, ăn mạnh, rút ngắn thời gian nuôi.

- Định kỳ 15 ngày xử lý OSCILL ALGA STRONG hoặc TRIHO For Fish 

- Thường xuyên quan sát cá nuôi để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.

Trị bệnh

* Tạt IVA 1 lít/3.000 - 4.000 m3 nước để diệt đỉa cá. Sau 12 giờ thay nước 20-30%, bổ sung thêm PRORED B12 và VILEC 405 FS+ vào thức ăn giúp cá hồi phục sức khỏe nhanh.

* Trường hợp cá có thêm biểu hiện xuất huyết, lồi mắt, tuột nhớt do phụ nhiễm thì cần xử lý thêm như sau:

- Sát khuẩn nước bằng  một trong các sản phẩm: DOHA, SANDIN 267, WUNMID for Fish, BIOXIDE 150,… sau 24 giờ sử dụng Bonlis để bổ sung vi sinh có lợi, phân hủy chất hữu cơ dư thừa trong ao.

- Kết hợp cho ăn:

+ Cắt giảm 40 - 50% lượng thức ăn so với nhu cầu.

+ Sáng: Dùng C MIX 25%HEPAVIROL Plus, PRORED B12 .

+ Chiều: ANTI-S (1kg/ 8 - 10 tấn cá) hoặc HILORO (1 lít/ 20 tấn cá) trộn vào thức ăn, sử dụng liên tục 5 - 7 ngày.

  • Sau điều trị nên áp dụng biện pháp phòng bệnh như trên hạn chế bệnh tái phát, đặc biệt vào mùa nắng nóng.

Tài liệu của phòng kỹ thuật Cty SANDO.




Những bài liên quan
Cách phòng trị bệnh đỉa cá, rận cá

Khi bị đỉa cá, rận cá ký sinh, cá có cảm giác ngứa ngáy, vận động không bình thường.

Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cá hồi

Dấu hiệu bệnh lý bệnh hoại tử tuyến tụy: bơi lội bất thường xuống đáy bể và chết...

Cách phòng trị bệnh xuất huyết trên cá lóc

Cơ thể cá bị xuất huyết, nhiều nhất là ở hậu môn, hai bên thân và ở phía dưới bụng. Một phần của gốc vây, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ. Cá bị bệnh nặng gan có thể bị xuất huyết, nhũn, mắt bị sưng hoặc lồi.

Cách phòng trị bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Cá có dấu hiệu lờ đờ, tấp mé, bỏ ăn, phản ứng chậm với tiếng động và bơi lờ đờ trên mặt nước...

Cách phòng trị bệnh do vi khuẩn streptococcus trên cá biển

Do cầu khuẩn Streptococcus sp gây ra, làm tổn hại thần kinh trung ương gây viêm mắt và viêm màng não hay còn gọi là bệnh bỏng (red boil)






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh