Ngày đăng: 24/11/2018  

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM - BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ



1. Nhận biết
 

Loại đốm trắng

Nguyên nhân

Triệu chứng

Nhận biết

Đốm trắng do virus

Do virus Baculovirus thuộc họ Nimaviridae gây ra

Đỏ thân, tấp mé, chết cấp tính

- Đốm từ 0,5-2mm. Khi bóc tách vỏ giáp đầu ngực tôm bệnh xem dưới ánh sáng thấy các đốm hình trắng đục, tâm đốm là hình tròn trong suốt

- Quan sát dưới KHV: đốm trắng trên tôm sú có màu sậm do khúc xạ ánh sáng. Trong vùng đốm xuất hiện nhiều chấm melanin màu đen nổi bật. Rìa đốm đôi khi có vành mỏng bao quanh, đôi khi không (Đối với tôm thẻ thì chấm melanin ít hơn tôm sú, nhưng viền đốm rất nổi bật)

Đốm trắng do vi khuẩn

  

Do Bacillus subtilis, Vibrio cholerea, Flavobacterium odoratum

- Tôm lột vỏ bị chậm lại, chậm lớn và chết rải rác; hầu hết tôm bị đóng rong, đen mang

- Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể, khi bóc vỏ ra nhìn rõ hơn

- Đốm trắng hình tròn nhỏ hơn đốm trắng của bệnh virus (WSSV). Tâm đốm thường có màu đen do sự ăn mòn của vi khuẩn

- Quan sát dưới KHV: đốm trắng do vi khuẩn gồm nhiều vòng tròn đồng tâm lan tỏa dạng địa y, có nhiều đường tỏa từ tâm đốm ra vùng rìa, rìa đốm uốn lượn

Đốm trắng do môi trường (sự vôi hóa)

- Là hiện tượng vỏ tôm dày lên do Canxi, Magie hoặc sắt kết tủa trên bề mặt vỏ ngoài của tôm

- Do chất lượng nước xấu như tảo dày, kiềm cao hoặc tình trạng dinh dưỡng kém

Không có tôm tấp bờ, tôm vẫn hoạt động và ăn bình thường; song, chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng chậm hơn đàn tôm khác cùng đợt.

- Các đốm vôi hóa có màu từ trắng đến nâu, nổi rõ trên mặt vỏ tạo thành các đốm gồ ghề

- Vỏ rất dày và cứng nhất là đuôi

- Chân bơi biến màu (tôm thẻ màu vàng, tôm sú màu đỏ)

- Màu sắc tôm đen, tối, bám bẩn


2. Biện pháp xử lý

a. Đốm trắng do virus

Phòng bệnh:

Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả, phòng bệnh vẫn là biện pháp căn cơ:

  • Phơi khô đáy ao ít nhất 3-5 tuần để đảm bảo đáy ao khô hoàn toàn, dùng vôi nóng sát trùng đáy ao -> loại bỏ mầm bệnh tồn tại trong đất ẩm.

  • Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao, căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.

  • Nhằm tránh lây lan mầm bệnh giữa các ao, tốt nhất không nên sử dụng chung các dụng cụ (lưới, vợt, thuyền…). Mỗi lần dùng nên sát trùng dụng cụ qua WUNMID/ GUARSA.

  • Cấp nước qua lưới lọc cẩn thận

  • Thả giống không mang mầm bệnh đốm trắng, xét nghiệm bằng phương pháp PCR

  • Tránh thả tôm vào vụ nghịch (mùa lạnh hoặc giai đoạn nhiệt độ biến động bất thường)

  • Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học tăng cường hấp thu cho tôm như BIOTICBEST, BIO AV.

  • Sản phẩm tăng cường miễn dịch MUNOMAN, VIGAN

  • Tăng cường sức đề kháng CMIX 25%, SAN ANTI SHOCK

  • Giữ chất lượng nước sạch định kỳ dùng BONLIS, SANMELI phân hủy nền đáy

  • Thường xuyên nắm bắt các thông tin về diễn biến dịch bệnh tại địa phương để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Biện pháp phòng ngừa trong vùng dịch:

Phòng đốm trắng bằng GUARSA:
 

CÔNG TY TNHH SANDO

GUARSA diệt Vibrio spp. gây bệnh phân trắng, gan tụy

Phòng hiệu quả virus đốm trắng trong vùng có dịch
 

- Xử lý trong vùng dịch đốm trắng:

+ Tôm trên 10 ngày tuổi: 0,3 – 0,5 kg/ 1000 m3 nước

+ Tôm trên 1 tháng tuổi: 0,5 - 1 kg/1000 m3 nước, 3 ngày dùng 1 lần, vào 8-9 giờ sáng, liên tục đến khi trong vùng hết dịch bệnh.

+ Tăng sức khỏe cho tôm: Định kỳ 2-3 ngày tạt VILEC 405 FS/ SAN ANTI SHOCK kết hợp với trộn ăn VIGAN 3-5 g/ kg thức ăn, 1 lần/ ngày vào cử sáng


Đối với những ao đã xảy ra dịch bệnh, để nuôi lại vụ mới và tránh nguy cơ bệnh tái xuất thì tập trung xử lý mầm bệnh ở đáy ao:

- Ao bạt đáy: Phơi bạt 3 - 5 ngày, sau đó cấp nước tập trung ngay rốn, pha GUARSA 1 kg/ 100 lít nước rồi bơm xịt lên bạt bờ và nền đáy xung quanh, tiếp tục ngâm nền đáy với dây sục khí, quạt trong 24 giờ.

- Ao đất: Bơm hút sạch bùn đáy, rải vôi quanh bờ và nền đáy, rồi phơi khô 5 - 7 ngày. Cấp nước từ nguồn an toàn (ao lắng, giếng khoan xa kênh mương) vào ao nuôi và xử lý GUARSA 1 kg/ 1000 m3 nước trước khi thả tôm.

b. Đốm trắng do vi khuẩn

  • Giảm lượng cho ăn

  • Thay bớt nước, diệt khuẩn bằng GUARSA 500 - 700 g/1000 m3 nước (hoặc BIOXIDE 150)

  • Hai ngày sau cấy lại vi sinh Sanmeli 227 g/1500 - 2000 m3 nước

  • Tăng sức đề kháng, kích thích tôm lột để loại bỏ đốm trắng: C MIX 25% 10 g/kg thức ăn + CALCIPHORUS 10 ml/ kg thức ăn (kết hợp tạt Calciphorus hoặc Sanramix).

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Munoman

c. Đốm trắng do môi trường 

  • Hạ pH:

    + AMIN C pH 1 kg/1000 m3 nước hoặc dùng vi sinh SANMELI 100 g/2000 mnước kết hợp mật rỉ đường. Nên sử dụng thêm lần nữa nếu pH chưa giảm theo yêu cầu.


    + Cắt, giảm tảo bằng PONDOZY B 500g/2000 m3 nước hoặc SANMELI(vàng) 227 g/2000 m3 nước, 8-9 h tối, 2 lần liên tục (hoặc dùng hóa chất Alga RV)

  • Kích thích lột xác: tạt SANRAMIX kết hơp trộn cho ăn CALCIPHORUS

  • Bổ sung dinh dưỡng, men đường ruột: DOSAL, BIOTICBEST


Tài liệu do phòng kỹ thuật Công ty TNHH San Do biên soạn.


Từ khoá:  benh tom, dom trang, do than, mua lanh


Những bài liên quan
Nguyên nhân gây bệnh đen mang trên tôm và giái pháp phòng trị

- Do bị nhiễm vi khuẩn (thường là Vibrio) hay nhiễm nấm Fusarium, Aspergillus,… - Do ngoại ký sinh trùng như nguyên sinh động vật (Lagenophrys), Paramoeba sp (trùng amip), sợi khuẩn (Leucothrix mucor), Hyalophysa chattoni…

Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Bệnh đốm trắng –White spot disease (WSD) thường dược biết đến với tên gọi virus đốm trắng – White spot syndrome virus (WSSV) – là một mầm bệnh tối quan trọng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới

Bộ ba phòng trị bệnh phân trắng trên tôm do Vibrio spp.

Bệnh phân trắng trên tôm nuôi do nhiều nguyên nhân gây ra như do thức ăn kém chất lượng, tảo độc, trùng hai tế bào gregarine, vi khuẩn,...trong đó do vi khuẩn Vibrio spp. là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường ruột tôm nuôi...

Tác hại của tảo tàn trong ao, biện pháp phòng ngừa và xử lý

Nếu tảo độc nở hoa và tàn sẽ giải phóng chất độc vào nước, trực tiếp làm chết tôm. Nếu tảo không độc: Làm suy giảm chất lượng nước nghiêm trọng

Cách phòng và điều trị bệnh phân trắng trên tôm

Vi khuẩn Vibrio sp. là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường ruột trên tôm. Khi môi trường ô nhiễm các loài vi khuẩn, virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể tôm gây bệnh...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh