Ngày đăng: 09/11/2018  

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ SẶC

1. Bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá sặc rằn:

Tác nhân: Trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng  loa kèn,…

Giai đoạn: cá từ 10 – 60 ngày tuổi

Biểu hiện: gôm cụm, độn xịn, cá đen mình bơi lờ đờ tấp mé và xoay vòng vòng chết.

Cách xử lý:

Cá hương, giốngOSCILL ALGA Strong  liều 1 lít/4000 m3, liên tục 2 ngày.

Cá thịt: OSCILL ALGA Strong 1 lít/ 3000 m3, liên tục 2 ngày

Để tăng hiệu quả nên kết hợp thêm Bioxide 150  (1L/3000- 4000 m3) hoặc Guarsa For fish (1kg/4000 m3).

Giảm ½ lượng thức ăn.

Dùng khoảng 8-10h sáng có nắng.

Sau 48 giờ dùng vi sinh VS-STAR  để phân hủy nền đáy và cải tạo nguồn nước.

Kết hợp trộn ăn PRORED B12 để tạo máu, tăng sức khỏe

2. Bệnh sán lãi- nội ký sinh trùng trên cá sặc rằn:

Tác nhân: do giun sán ký sinh trong ruột

Giai đoạn: Tất cả các giai đoạn của cá

Biểu hiện: ăn yếu, chậm lớn, sức đề kháng, FCR tăng.

Biện pháp phòng:

+ Nên xổ định kỳ 20 -30 ngày/lần. Dùng BENDAVI hay DOBEN liều 100 g/100 kg thức ăn, 2 ngày liên tục.

3. Bệnh thối mang,  thối mỏ, thối đuôi, lở loét trên cá sặc rằn:

Tác nhân: do nấm, ký sinh trùng và vi khuẩn gây nên

Giai đoạn: 10 – 60 ngày tuổi, nhất là giai đoạn cho cá qua viên nổi

Biểu hiện: cá bệnh thường có những vết trầy xướt màu trắng ở lưng, mang, mỏ. Đốm đỏ trên da, vây, thối mang, thối đuôi, lở loét.

Biện pháp xử lý:

*Ngày thứ 1,2:

+Sáng: Dùng 1kg  GUARSA FOR FISH (hoặc Wunmid) kết hợp với 1lít OSCILL AGA  STRONG   cho 8000 – 10000 m, lúc 8 - 10h sáng.

+Chiều tối:  Dùng  OXYTETRACILIN SANDO  Dạng lỏng 20%  liều 1lít/2000 m3,  2 ngày liên tục.

* Ngày thứ 3:

- Tạt VS- STAR  liều 1-3  lít/1000 m, tùy theo độ dơ bẩn của nước và đáy ao mà điều chỉnh liều cho phù hợp.

- Cho ăn: 100 - 150g AMPI-ERY (hoặc AMPI-COLI) +  250 ml OXYTETRACILIN SANDO Dạng lỏng 20%  cho 800kg - 1tấn cá (tương đương 300kg thức ăn), cho ăn 5 - 7 ngày liên tục, ngày 1- 2 lần.

4. Bệnh chướng hơi, sình bụng, xuất huyết đường ruột trên cá sặc rằn

Tác nhân: do vi khuẩn đường ruột gây ra

Giai đoạn: cá từ 3 tháng tuổi trở lên

Biểu hiện: cá giảm ăn, thải phân sống, bụng sưng trướng bơi lờ đờ, bên trong ruột sưng to xuất huyết, xoang bụng có nhiều dịch.

Biện pháp trị bệnh:

+ Diệt khuẩn: SANDIN 267 hoặc DOHA hoặc BIOXIDE 150. Sau 48 giờ diệt khuẩn cấy lại men vi sinh xử lý VS-STAR

+ Trộn 1lít SECOTEX 480S cho 8- 10 tấn cá, 3 ngày liên tục, có thể kết hợp với SAN FLOPHENICOL POWDER hay Flodoxy SV để tăng hiệu quả điều trị.

Giảm ½ lượng thức ăn trong quá trình trị bệnh.

Sau khi lành bệnh nên bổ sung DOSAL hoặc VILEC 405 FS+  để nhanh phục hồi bệnh. Và Trôn  ăn  BIO AV hoặc BIOZYM-S hoặc LACTOZYM  để phòng ngừa phân sống.

5. Bệnh nấm thủy mi trên cá sặc rằn:

-Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ dưới 20 0C, cá bị xay xát, hoặc do viêm nhiễm ngoài da.
Dấu hiệu bệnh lý: Trên da xuất hiện vùng trắng như bông gòn.

Cách phòng :
- Phải tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi.

-Tránh cá bị xay xát khi vận chuyển, thả giống hoặc sang ao. Dùng nước muối tắm cá 10 phút trước khi thả nuôi hoặc Dùng SAPOL với liều 5 ml/m3 tắm cá trong 30 phút.

Cách trị:

SAPOL 1 lít/1000 m3 nước 

* Hoặc dùng  GUARSA For fish liều 1 kg/ 3000 - 4000 m3 nước. Sau 48 giờ lập lại lần 2 với liều như trên.

Cho ăn bổ sung thêm PRORED B12 và VILEC 405 FS+  vào thức ăn giúp cá hồi phục sức khỏe nhanh.
Chú ý: do cá sặc rằn có đặc tính sống tầng mặt nên chia GUARSA For fish làm 2 lần tạt và tạt đều quanh ao  để tránh gây sốc.

* Trường hợp cá có thêm biểu hiện xuất huyết, tuột nhớt do phụ nhiễm thì cần kết hợp cho ăn thêm như sau:

+ Cắt giảm 40 - 50% lượng thức ăn so với nhu cầu.

+ Sáng: VILEC 405 FS+,  PRORED B12

+ Chiều: Dùng AMPI-COLI/ ANTI-S/ HILORO/SECOTEX.

- Sau điều trị nên áp dụng biện pháp phòng bệnh như trên hạn chế bệnh tái phát, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc vào mùa mưa.

6. Bệnh đen mình trên cá sặc

Tác nhân: do vi khuẩn Aeromonas sp, Steptococucus sp

Giai đoạn cá từ 2-4 tháng tuổi

Biểu hiện: cá bệnh thường bị đen mình bới lờ đờ, bỏ ăn và chết tăng nhanh.

Biện pháp xử lý:

Diệt khuẩn:

+ Cách 1: Sáng  dùng BIOXIDE 150 liều 1 lít/4000 m3  nước, lúc 8-10h sáng. Ngày hôm sau dùng OSCILL ALGA STRONG liều 1 lít/4000 m3  nước,  lúc 8-10h sáng

+ Cách 2:  GUARSA FOR FISH 1kg/4000 – 6000 m3 , lúc 8-10h sáng, sử dụng 2 ngày liên tục.

Chú ý: Sau khi diệt khuẩn 48 giờ nên cấy men vi sinh VS-STAR

Dùng kháng sinh: Trộn 50ml  FLODOXY – SV  kết hợp 100ml SECOTEX 480S cho 1 tấn cá, ăn 5 – 7  ngày liên tục.

Tài Liệu của phòng kỹ thuật Cty SAN DO.




Những bài liên quan
Các bệnh thường gặp trên tôm càng - Cách phòng trị

Các bệnh thường gặp trên tôm càng - phương pháp phòng trị

Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cá hồi

Dấu hiệu bệnh lý bệnh hoại tử tuyến tụy: bơi lội bất thường xuống đáy bể và chết...

Bệnh thường gặp trên cá điêu hồng và cách phòng trị

Bệnh xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi (50-70%). Thông tin sau sẽ giúp người nuôi hiểu rõ hơn về hai bệnh này từ đó có cách phòng trị bệnh hiệu quả.

Một số bệnh thường gặp trên cá trắm cỏ - Nguyên nhân & Cách xử lý

Khi cá mắc bệnh thường có những dấu hiệu bệnh lý như: Cá tách đàn, hoạt động yếu, bơi lờ đờ trên tầng mặt và sát bờ ao. Màu sắc của cá thay đổi sang màu tối, da cá thường mất nhớt, khô rát. Trên thân, các gốc vây và xung quanh miệng của cá xuất huyết hoặc có màu trắng bạc...

Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá bóng tượng

5 bệnh thường gặp ở cá bống tượng: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh mất nhớt, ngoại ký sinh trùng, nấm thủy mi,..






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh