1. Nguyên nhân xuất hiện: ngoài tảo đỏ Rhodophyta còn có thể do ảnh hưởng của các nguyên tố khác trong ao. Trong đó nguyên nhân nguy hiểm nhất là do các loài tảo thuộc ngành tảo giáp (Pyrrophyta) như Peridinium cinctum, Ceratium hirundinella... khi chúng phát triển mạnh với Nguyên nhân khiến cho tảo giáp chiếm ưu thế trong ao nuôi là do nguồn nước cấp từ bên ngoài vào, trong quá trình nuôi do sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do nền đáy ao quá bẩn dẫn đến sự phát triển quá mức của loài tảo này, mật độ cao làm cho nước có màu đỏ.
Tảo Giáp
2. Ảnh hưởng của tảo đỏ - tảo giáp đến tôm : Tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắt ngẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong ruột. Sự xuất hiện với mật độ cao của loài tảo này thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước và nước ao bị phát sáng ảnh hưởng nhiều đến tập tính sống của tôm nuôi.
Độc tố của tảo giáp
Gonyaulax polygramma: Nguyên nhân gây thiếu ôxy
Dinophysis acuta SPS: Diarrhetic ngộ độc ở động vật có vỏ (DSP)
Gambierdiscus toxicus, Ostreopsis mascarenensis: Ngộ độc cá
Alexandrium SPS acatenella: Gây tê liệt, ngộ độc ở động vật có vỏ (PSP)
Karenina breve SPS: Ngộ độc thần kinh ở động vật có vỏ (NSP)
Gymnodinium mikimotoi,...: Có hại cho cá, tôm và động vật biển, các tế bào có thể gây thiệt hại hoặc làm tắc nghẽn mang của các loài động vật.
3. Giải pháp phòng ngừa và xử lý tảo đỏ - tảo giáp:
a. Các biện pháp phòng ngừa
- Tránh lấy nước, thay nước vào ao nuôi trong giai đoạn tảo nở hoa đỏ (thủy triều đỏ) từ các nguồn nước ở lân cận.
- Trước khi cấp vào ao nuôi nước phải được xử lý bằng GUARSA, BKC++8000 để giảm mật độ tảo sau khi cấp.
- Sử dụng SANMELI/AQUA BB định kỳ để duy trì chất lượng nước và không xảy ra tình trạng tảo phát triển quá mức.
- Khi tình trạng nghiêm trọng, tăng sục khí và siphon đáy định kỳ để quản lý nước ao tốt hơn.
- Cho ăn hợp lý, tránh cho ăn thừa.
b. Phương pháp diệt tảo giáp - tảo đỏ
Cách 1: Xử lý tảo đỏ bằng vi sinh: PONDOZY B 500 g/2000 m3 nước, sục với đường cát 4-6 h, lúc 9-10 h đêm, đánh 2 lần liên tục
Cách 2: Cắt tảo giáp bằng hóa chất: BKC ++ 8000 1 lít/1500 m3 nước, lúc trời nắng (50% tạt nơi có tảo, 50% tạt đều ao), ngưng chạy quạt 30 phút rồi cho chạy quạt lại. Hoặc GUARSA 500g/1000 m3 nước
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
P. Kỹ thuật công ty TNHH SANDO biên soạn
Nguyên nhân rong rêu, tảo đáy phát triển Ao nuôi ít cải tạo, hoặc cải tạo không triệt để Ao ô nhiễm, chất hữu cơ nhiều, thức ăn dư thừa... Nước ao trong, mực nước quá thấp, tảo tàn…
Các loài hai mảnh vỏ (hến, vẹm, trai, hàu,…) thường được tìm thấy trong ao nuôi tôm và các kênh dẫn nước ở giai đoạn ấu trùng có tiêm mao sống phù du (veliger).
Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt… Các loại tảo này khi tàn sẽ lấy đi ôxy trong nước và tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, gây bệnh đường ruột, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước ao...
Ốc trong các ao nuôi, đặc biệt là ao nuôi tôm đã gây ra nhiều ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi như: Cạnh tranh thức ăn và môi trường sống của tôm,...
Tảo lam (tảo xanh hay vi khuẩn lam) là loại tảo có sức sống tốt, có chu kỳ phát triển dài. Đặc tính nổi bật của tảo lam là khả năng chịu nhiệt tốt.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH SANDO
Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương
Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An
© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.
Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng
Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.