Các loài hai mảnh vỏ (hến, vẹm, trai, hàu,…) thường được tìm thấy trong ao nuôi tôm và các kênh dẫn nước ở giai đoạn ấu trùng có tiêm mao sống phù du (veliger).
Hình: Chu kỳ sống của động vật hai mảnh vỏ điển hình (vẹm)
1. Ảnh hưởng của các loài hai mảnh vỏ trong ao nuôi tôm
Các loài động vật hai mảnh vỏ (hến, vẹm, trai, hàu,…) ăn tảo bằng cách lọc chúng thông qua các tiêm mao. Khi quần thể các loài này phát triển quá mức trong ao tôm sẽ:
- Làm giảm mật độ tảo, làm tăng độ trong của nước ao.
- Cạnh tranh thức ăn, oxy hòa tan với tôm.
- Hấp thụ nhiều vi khoáng đặc biệt là canxi carbonate (CaCO3) để duy trì và phát triển vỏ, làm lượng khoáng chất trong ao nhất là canxi
- Và độ kiềm của nước giảm mạnh làm tôm bị mềm vỏ và có thể gây chết tôm.
- Làm tôm chậm tăng trưởng, tăng tỷ lệ phân đàn.
- Là nguồn mang nhiều mầm bệnh có thể lây truyền sang tôm.
2. Phòng ngừa các loài hai mảnh vỏ gây hại trong ao tôm
- Cải tạo ao nuôi hút bùn, rải vôi và phơi ao, lấy nước qua túi lọc, diệt tạp, diệt khuẩn đúng kỹ thuật
- Cần có ao lắng xử lý nước kỹ trước khi lấy nước vô ao nuôi.
* Lưu ý: Phòng ngừa hến vẹm, trai,… xâm nhập vào ao nuôi sẽ hiệu quả và ít tốn kém hơn là xử lý.
3. Biện pháp diệt hến, chem chép, vẹm, dòm và ốc gạo trong ao nuôi tôm bằng sản phẩm TRIHO 05 hay OSCIL ALGA 08
Cải tạo: 2 lít/ 1000 m3 nöôùc.
Trong ao nuôi tôm thịt dùng
Diệt hến:
+ Tôm trên 10 ngày tuổi: 0,8 lít/ 1000 m3 nöôùc.
+ Tôm trên 1 tháng: 1,5 lít/1000 m3 nöôùc.
Diệt dòm:
+ Tôm trên 10 ngày tuổi: 1- 1, 5 lít/ 1000 m3 nöôùc.
+ Tôm trên 1 tháng: 1,5 – 2,5 lít/1000 m3 nöôùc.
Diệt ốc gạo:
+ Tôm trên 15 ngày tuổi: 1,5 – 1,8 lít/ 1000 m3 nöôùc.
Dùng từ 18 h chiều
Các chú ý quan trọng:
-Trường hợp tôm yếu hoặc sau khi dùng mà thấy tôm kéo đàn thì nên dùng Yucado Natural 100% hoặc San Anti Shock sau 30 phút, tăng cường chạy quạt.
-Sau khi hến, dòm, ốc gạo chết thì nên xử lý môi trường bằng chế phẩm vi sinh như SANMELI/BONLIS và cho ăn PROMIC hoặc BIOTICBEST, LACTOZYM để phòng ngừa tôm phân lỏng, đường ruột yếu.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Kỹ thuật diệt hến, vẹm trong ao tôm
Tảo lam (tảo xanh hay vi khuẩn lam) là loại tảo có sức sống tốt, có chu kỳ phát triển dài. Đặc tính nổi bật của tảo lam là khả năng chịu nhiệt tốt.
Độ kiềm không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lột xác, sinh trưởng của tôm mà còn liên quan chặt chẽ đến các yếu tố môi trường khác. Trong nuôi tôm, độ kiềm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất tôm nuôi.
Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi độ mặn của nước. Vì chúng sẽ tự duy chuyển đến nơi có môi trường phù hợp hơn nếu nhận thấy có sự biến động. Tuy nhiên trong ao nuôi thì khác, tôm hoàn toàn phụ thuộc vào sự quản lý môi trường nước và thức ăn của con người.
Nguyên nhân xuất hiện: ngoài tảo đỏ Rhodophyta còn có thể do ảnh hưởng của các nguyên tố khác trong ao. Trong đó nguyên nhân nguy hiểm nhất là do các loài tảo thuộc ngành tảo giáp (Pyrrophyta) như Peridinium cinctum, Ceratium hirundinella...
Nguyên nhân rong rêu, tảo đáy phát triển Ao nuôi ít cải tạo, hoặc cải tạo không triệt để Ao ô nhiễm, chất hữu cơ nhiều, thức ăn dư thừa... Nước ao trong, mực nước quá thấp, tảo tàn…
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH SANDO
Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương
Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An
© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.
Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng
Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.