Ngày đăng: 20/09/2023  

CÁCH XỬ LÝ TÔM BỊ TRỐNG ĐƯỜNG RUỘT


1. Trống đường ruột là gì?


Trống đường ruột: là biểu hiện trong đường ruột không có thức ăn, hoặc các biểu hiện không phải màu thức ăn như màu đỏ do ăn xác sinh vật, màu vàng do nhiễm trùng gregarin,…Trống đường ruột cho biết tôm có ăn hay không ăn


2. Một số trường hợp trống đường ruột


Yếu trong thời kỳ lột xác:


Bình thường nếu tôm khỏe mạnh  lột vỏ nhanh hơn và lượng oxy hòa tan đầy đủ, có thể nhìn thấy ruột. Tuy nhiên môi trường nước xấu, thiếu oxy hoặc thể chất của tôm kém, dẫn đến hiện tượng thiếu oxy sinh lý xảy ra trên tôm. Tôm lột xác không hoàn toàn hoặc khi lột xong mà không ăn, không có thức ăn trong ruột và dạ dày.


Vi khuẩn đường ruột cao:


Vibrio cũng là nguyên nhân chính dẫn đến dạ dày và đường ruột trống rỗng. Mật độ Vibrio gây bệnh trong đường ruột cao, tiết độc tố làm tôm bị bệnh đường ruột, dẫn đến trống ruột


Tôm bị bệnh:


Tôm bị một số bệnh như Gan tụy cấp, đốm trắng, đỏ thân,… thường có biểu hiện trống ruột. Thậm chí bệnh đường ruột như đứt khúc, phân trắng không được điều trị kịp thời cũng dẫn đến trống ruột


Do độc tố, sốc môi trường:


Tôm bị sốc môi trường (do mưa nắng thất thường; nắng gắ,t mưa kéo dài,…) dẫn đến khả năng hấp thu kém hoặc không hấp thu được thức ăn, tôm bị trống đường ruột

Tôm ăn phải tảo độc, tảo độc tiết độc tố làm tổn thương gan ruột hoặc hàm lượng khí độc trong ao cao,…


3. Cách xử lý tôm bị trống đường ruột


Trong đa số trường hợp tôm bị trống ruột thường thấy gan tụy bị tổn hại nghiêm trọng. Và ruột trống rỗng cho thấy tôm không ăn nên việc đưa thuốc vào đường ăn là không thể. Do đó cần xác định tỉ lệ trống ruột để quyết định xử lý hay không

Nếu xác định là biểu hiện của bệnh như EMS, đốm trắng,…thì nên thu tôm hoặc xả bỏ (tôm nhỏ)


Xử lý môi trường:


Cắt thức ăn cử xử lý đầu tiên, sau đó giảm 30-50% thức ăn các cữ còn lại

Kiểm tra các yếu tố môi trường và điều chỉnh về mức thích hợp

Làm sạch nước bằng TOXIN POND 3-4 lít/1000 m3 nước, buổi sáng 9h.
Chiều 15h tạt SAN OSOL dạng lỏng 1 lít/1000 m3 nước, 2 ngày liên tục,
Chiều tối 18h tạt SAN ANTI SHOCK 1 kg/1000 m3 tăng sức đề kháng, chống sốc cho tôm (tạt hằng ngày)

Ngày thứ 3 tạt HEPAVIROL Plus và cấy lại vi sinh SANMELI


Trộn ăn


Trộn ăn CAFAGEN 10 g cho 1 kg thức ăn, 2 cử/ngày

Các cử còn lại trộn HEPAVIROL Plus, BACDOCI

Khi gan và ruột tôm được cải thiện trộn ăn BACDOCI và tăng thức ăn lại bình thường


Lưu ý: nên phát hiện sớm, khi tôm còn chưa giảm ăn để tăng hiệu quả xử lý
 
 
 
 

 

P.kỹ thuật - Marketing



Những bài liên quan
Cách xử lý tảo lam trong ao tôm

Tảo lam (tảo xanh hay vi khuẩn lam) là loại tảo có sức sống tốt, có chu kỳ phát triển dài. Đặc tính nổi bật của tảo lam là khả năng chịu nhiệt tốt.

Cách xử lý các bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá

Kết hợp sử dụng các sản phẩm đặc trị để xử lý hiệu quả

Nguyên nhân và cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao, một trong những vấn đề gây khó khăn cho người nuôi là hàm lượng khí độc NH3 và NO2 phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi nhanh chóng chỉ sau một tháng nuôi...

Cách xử lý khi tôm nổi đầu, kéo đàn và tấp mé trong ao nuôi

Cách xử lý khi tôm nổi đầu, kéo đàn và tấp mé trong ao nuôi

VÁNG BỌT TRONG AO NUÔI TÔM VÀ CÁCH XỬ LÝ

Khi xuất hiện váng bọt lâu tan trong ao là chỉ thị chất lượng nước đang xấu đi, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm, có thể gây thiệt hại.






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh