Độ kiềm không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lột xác, sinh trưởng của tôm mà còn liên quan chặt chẽ đến các yếu tố môi trường khác. Trong nuôi tôm, độ kiềm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất tôm nuôi.
Độ Kiềm Là Gì?
Độ kiềm chỉ khả năng trung hòa acid của nước, thể hiện tổng số các ion có tính bazơ trong nước như bicarbonat (HCO3-), carnonat (CO3-) và hydroxit (OH-). Trong ao nuôi tôm, độ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động pH trong ao, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và cứng vỏ của tôm nuôi.
Độ kiềm thích hợp cho tôm thẻ là 120 – 180 mg CaCO3/l và tôm sú là 80 - 120 mg CaCO3/l.
Trong quản lý ao nuôi tôm cần kiểm tra độ kiềm hàng tuần. Đặc biệt ở những ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nguồn nước có độ kiềm thấp hoặc các động vật hai mảnh vỏ phát triển trong ao nuôi tôm, cần phải đo độ kiềm thường xuyên hơn để điều chỉnh hàm lượng cho phù hợp.
Điều quan trọng khác trong thực hành quản lý ao nuôi tôm là phải biết cách điều chỉnh khi độ kiềm tăng cao hay giảm thấp. Kiểm soát độ kiềm và các biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất tôm nuôi.
Quản Lý Độ Kiềm Trong Ao Nuôi Tôm
1. Độ kiềm cao
Nguyên nhân:
- Mật độ tảo trong ao cao, quá trình quang hợp mạnh giải phóng carbonat làm kiềm cao (pH > 9).
- Sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước ngầm chảy qua mạch đá vôi CaCO3,…
Giải pháp:
- Thay nước 20-30% thực hiện 3 lần/tuần
.
- Dùng SANMELI 227 g (hoặc VS-STAR 3-5 lít) kết hợp mật rỉ đường 10 kg cho 2000 m3 , lúc 15-16 giờ,
- Cắt, giảm tảo bằng hóa chất (GUARSA, BKC++ 8000) hoặc vi sinh (PONDOZY B, SANMELI)
- Hạn chế cấp nước giếng khoan khi độ kiềm trong ao cao.
2. Độ kiềm thấp
Nguyên nhân làm độ kiềm thấp trong ao:
Ao có nhiều động vật 2 mảnh vỏ: ốc, vẹm, dòm…
Ao xây dựng trên vùng đất phèn
Mật độ tảo thưa, ao có rong, tảo đáy
Nguồn nước ngọt. Ngoài ra kiềm thấp còn do mưa, tôm lột xác,…
Cách khắc phục khi độ kiềm thấp:
Diệt động vật 2 mảnh vỏ bằng Oscill Alga 08 (xem tài liệu diệt hến)
Sau đó cấy lại vi sinh Sanmeli phân hủy xác chết. Nâng lại độ kiềm, khoáng chất đã bị hấp thụ SD Super Alkaline + Calcibest
Khử phèn bằng Bon KP 500 g/2000 m3, buổi sáng (Chiều Toxinpond +ETASAN lắng kết váng phèn). Buổi chiều mát hoặc buổi tối nâng kiềm bằng SD super Alkaline + Calcibest
Xử lý rong rêu, tảo đáy bằng Algae RV 100-150 g/1000 m3, 8-9h sáng, lúc trời nắng. Hai ngày sau cấy lại vi sinh Sanmeli phân hủy xác tảo. Gây màu lại San Super Benthos + Sanramix, nâng kiềm như trên.
Nâng kiềm định kỳ SD super Alkaline + Calcibest đảm bảo độ kiềm cao, ổn định, dùng liên tục 2-3 ngày cho đến khi độ kiềm đoạt > 100 mg CaCO3/lít
Tài liệu lưu hành nội bộ
Tổng hợp của phòng kỹ thuật SANDO.
Tảo lam (tảo xanh hay vi khuẩn lam) là loại tảo có sức sống tốt, có chu kỳ phát triển dài. Đặc tính nổi bật của tảo lam là khả năng chịu nhiệt tốt.
Trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao, một trong những vấn đề gây khó khăn cho người nuôi là hàm lượng khí độc NH3 và NO2 phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi nhanh chóng chỉ sau một tháng nuôi...
Các loài hai mảnh vỏ (hến, vẹm, trai, hàu,…) thường được tìm thấy trong ao nuôi tôm và các kênh dẫn nước ở giai đoạn ấu trùng có tiêm mao sống phù du (veliger).
Khi xuất hiện váng bọt lâu tan trong ao là chỉ thị chất lượng nước đang xấu đi, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm, có thể gây thiệt hại.
Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Phèn có hai loại phèn sắt (phèn nóng) và phèn nhôm (phèn lạnh). Có khi chỉ có một loại, có khi xuất hiện hỗn hợp của cả hai loại phèn này trong ao...
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH SANDO
Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương
Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An
© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.
Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng
Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.