Ngày đăng: 03/02/2024  
GIẢI PHÁP SANG TÔM KHỎE MẠNH VÀ GIẢM HAO HỤT
 



Sang tôm bằng cách kéo lưới và bằng đường ống
1. Một số cách sang tôm thông dụng


Hiện tại có một số cách sang tôm cơ bản người nuôi thường hay áp dụng là: san bằng cách kéo lưới, sang bằng lú (nò, 12 cửa ngục), và sang bằng đường ống.Trong đó:

Sang bằng cách kéo lưới và bằng đường ống: thường sang 1 lần và sang hết

Sang bằng lú (nò, 12 cửa ngục): sang 1 hoặc nhiều lần


2. Ưu nhược điểm của các cách sang tôm


- Sang tôm bằng cách kéo lưới:
Ưu điểm
Nhược điểm
Sang tôm nhanh, sang hết được 1 lần
Kiểm soát được lượng tôm sang
Không bị ngộp oxy
Tôm dễ bị sốc, dễ cong thân – đục cơ
Tốn nhân công
- Sang tôm bằng lú (nò, 12 cửa ngục):
Ưu điểm
Nhược điểm
Tôm ít bị sốc hơn
Kiểm soát được lượng tôm sang
Không bị ngộp oxy
Mất thời gian, sang nhiều lần
Khó xác định lượng tôm còn lại sau khi sang
-Sang tôm bằng đường ống: rút rốn hoặc bằng đường ống trên bờ:
Ưu điểm
Nhược điểm
Nhanh
Sang tôm thông qua đường ống trực tiếp từ ao ương vèo đến ao nuôi, sẽ giảm stres, ảnh hưởng bởi người vây bắt.
Đường ống dài tôm dễ bị ngộp oxy, dễ bị cong thân – đục cơ
Sang bằng ống trên bờ tôm bị tác động nhiều lần
Tôm tiếp xúc với khí độc khi rút rốn
Sang bằng cách rút rốn không xác định được lượng tôm
* Trong 3 cách sang cách nào cũng dễ bị trầy xước, nhiễm trùng

3. Một số vấn đề thường gặp trong việc sang tôm
Môi trường
Tôm
Sự chênh lệch các thông số môi trường giữa 2 ao:
- pH, Kiềm, độ mặn,…
- Nhiệt độ: trong nhà ương có mái che và ao ngoài trời thường chênh lệch
- Khí độc: ương mật độ cao thường hay có khí độc
- Phèn: khi sang ra ao đất dễ bị tôm quậy phèn gây sốc
- Bị hao hụt do lột xác, cắn nhau
- Dễ bị cong thân, đục cơ
- Tôm bị xay xát, trầy xước
- Dễ bị sốc khi qua môi trường mới, dễ dẫn đến các bệnh gan tụy, đường ruột
- Tôm mất 1-2 ngày để hồi phục và làm quen môi trường mới

4. Giải pháp sang tôm

Chuẩn bị trước khi sang:

- Thời điểm sang: tùy vào mật độ nuôi, tuy nhiên thời gian ương không nên quá lâu dẫn đến quá ngưỡng chịu đựng của tôm. Lựa chọn thời điểm tôm còn khỏe nhất và môi trường còn sạch (không nên ràng buộc đủ ngày, đúng ngày mới sang). Tránh sang tôm vào những ngày mưa gió hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.

- Cân bằng các thông số môi trường 2 ao như Kiềm, pH, độ mặn, nhiệt độ

- Đảm bảo chất lượng nước ao mới: Oxy, màu nước, độ trong, khí độc

- Kiểm tra sức khỏe tôm: Tôm khỏe mạnh, không lột rộ trước khi sang

- Thử môi trường mới: cho một vài chục con tôm vào xô (chậu) đựng nước ao mới, có sục khí, có thức ăn, để 6-12 tiếng, nếu tôm khỏe mạnh không bị sốc, ăn bình thường có thể sang tôm.


Cách sang tôm khỏe mạnh và giảm hao hụt:
Trước khi sang tôm 2 ngày
 
Giúp tôm khỏe và giảm co cơ (cong thân), đục cơ :
SAN ANTI SHOCK 1kg/1000-2000 m3, liên tục 2 ngày
Khoáng SANRAMIX 3-5 kg/1000 m3, liên tục 2 ngày
Trước sang 3 tiếng
Tăng sức khỏe và giúp tôm cứng vỏ nhanh:
Tạt khoáng CALCIPHORUS 1 lít/1000-2000 m3 (hoặc khoáng SANRAMIX 3-5 kg/1000 m3)
Tại thời điểm sang
Tạt chống sốc SAN ANTI SHOCK  l kg/1000-2000 m3 và  khoáng CALCIPHORUS 1
lít/1000-2000 m3 tại điểm thả khi sang
Sau khi sang
Chống nhiễm trùng, xây xác: tạt SAN OSOL dạng lỏng 1 lít/2000 m3, sau sang 4-5 tiếng. 
Phục hồi sức khỏe: tạt SAN ANTI SHOCK và khoáng CALCIPHORUS vào buổi chiều, 1-2 ngày đầu
Duy trì sức khỏe và ngừa bênh trong 7 ngày đầu sau khi sang: bổ sung các sản phẩm tăng cường chức năng gan, ruột và tăng sức đề kháng như: HEPAVIROL Plus, BACDOCI, SAN ANTI SHOCK
***Lưu ý:

- Nếu trước khi sang ao có khí độc NH3 nên xử lý bằng YUCADO Natural để giảm về mức thích hợp.

- Trước thời điểm sang nên cắt cử cho ăn.

- Sau khi sang qua ao mới cho ăn 50-80% lượng thức ăn so với thông thường từ 1-2 ngày.
((Theo P. Kỹ thuật SANDO) P. Kỹ thuật SANDO)

Từ khoá:  sang tom, giam hao, cach sang tom


Những bài liên quan
Cách thả giống giảm hao hụt, tăng tỷ lệ sống

Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, tỉ lệ hao hụt tôm giống a. Đóng tôm - vận chuyển tôm giống - Trong quá trình đóng giống khi mà thể tích nước bị thu hẹp, mật độ giống cao trong 1 diện tích nhỏ khiến tôm dễ bị xây xác, cắn nhau

Giải pháp nuôi tôm mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài cũng là lúc tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tăng cao. Do đó, để tôm nuôi đạt hiệu quả, người nuôi tôm cần kiểm tra ao nuôi thường xuyên và kịp thời điều chỉnh các thông số môi trường khi có biến động bất thường...

Nguyên nhân gây bệnh đen mang trên tôm và giái pháp phòng trị

- Do bị nhiễm vi khuẩn (thường là Vibrio) hay nhiễm nấm Fusarium, Aspergillus,… - Do ngoại ký sinh trùng như nguyên sinh động vật (Lagenophrys), Paramoeba sp (trùng amip), sợi khuẩn (Leucothrix mucor), Hyalophysa chattoni…

Giải pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp khu vực nuôi cá truyền thống phía Bắc

Cá nuôi thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt cá rất dễ bị lây nhiễm bệnh, dẫn đến dịch bệnh chết hàng loạt. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng, trị trên cá nuôi...

Bệnh đường ruột thường gặp trên tôm & giải pháp xử lý

Tôm khỏe, tiêu hóa thức ăn tốt, đường ruột có màu sắc của thức ăn công nghiệp thường như màu nâu sáng - nâu vàng.






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh