Ngày đăng: 20/09/2021  
CÁCH PHÒNG & XỬ LÝ ĐỐM SON TRÊN CÁ TRA BỘT


NGUYÊN NHÂN


 - Do cá bột sản xuất nhân tạo kém chất lượng

- Do vi khuẩn Aeromonas spp. có trong môi trường nước

- Xử lý đáy không kỹ, nguồn nước cấp vào ao nuôi chưa đảm bảo khi thả cá bột


DẤU HIỆU BỆNH



 - Xúc cá lên kiểm tra thấy cá lờ đờ, không linh hoạt, phản ứng chậm  với tiếng động
 - Xuất hiện đốm son dưới lườn bụng cá tra bột.

THỜI GIAN VÀ ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN


 -  Xuất hiện giai đoạn cá bột 5 ngày tuổi trở lên, thường giai đoạn 5-10 ngày tuổi.

 - Thường xảy ra khi cá bị sốc, bị thương.
 - Xuất hiện lúc giao mùa, môi trường biến động, mật độ dày, ao nhiều  mùn bã hữu cơ, khí độc

 - Thiếu thức ăn tự nhiên (trứng nước, bobo)

 - Cá yếu, không bắt được thức ăn tự nhiện (trứng nước, bobo)


CÁCH PHÒNG VÀ XỬ LÝ


Cách phòng:
 


- Chọn cá bột từ các trại sản xuất có uy tín và nguồn cá bố mẹ phải đạt chuẩn quốc gia.

- Quá trình cải tạo ao ương phải kỹ và đảm bảo nguồn nước cấp vào ao.

- Sát trùng, diệt khuẩn nước trước khi thả bột: GUARSA 1 kg/1000 m3 nước, sau 3 ngày thả.

- Phải đảm bảo thức ăn tự nhiên (trứng nước, bobo) trong tuần đầu tiên ương cá bột: (1kg SAN SUPER BENTHOS + 1lít PROCOM) cho 3000 m3 nước.

- Nên dùng SANDIN 267 hoặc VIDINSA lúc cá tra bột 4-5 ngày tuổi để phòng đốm son.


Cách xử lý cá tra bột bị đốm son:


*Cách 1: Xử lý nước bằng sản phẩm VIDINSA liều 1 lít/2000 m3 nước hoặc SANDIN 267 liều 1 lít/ 4000 m3 nước. Dùng 1 lần/ngày, 1-2 lần, lúc trời mát (nên kết hợp thêm muối hột để tăng tính hiệu quả của thuốc sát trùng).

*Cách 2: Tạt OXYTETRACYCLIN dạng lỏng 1lít/2000-3000 m3 nước, 1 lần/ngày, liên tục 1-2 ngày, lúc chiều mát. Dùng giai đoạn cá bột 6-8 ngày tuổi.

*Cách 3: OSCILL ALGA 1 lít/4000 m3 nước, 1 lần/ngày, 1-2 lần, dùng buổi sáng. Dùng cho cá trên 10 ngày tuổi.

*Chú ý: Để tăng tỷ lệ sống, tăng sức kháng bệnh nên tạt thêm SAN ANTI SHOCK 1 kg/2000 m3 nước, 1 lần/ngày, liên tục 1-2 ngày.
 
LỰA CHỌN 1 TRONG 3 SẢN PHẨM SAU:
  
 
 
 
 
 
 

Thực hiện bởi: P.Kỹ thuật SANDO.



Những bài liên quan
Cách phòng và xử lý bệnh vi bào tử trùng (EHP) trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh EHP xảy ra ở nhiều ao tôm đang nuôi, gây thiệt hại lớn cho bà con nuôi tôm. Tôm tăng trưởng chậm, phân đàn và nhiễm nhiều bệnh khác như phân trắng, gan tụy, mềm vỏ, sọc rằn,.... Cho đến nay vẫn chưa có cách trị bệnh hiệu quả, giải pháp phòng bệnh là chính.

Ảnh hưởng H2S đến tôm - Các triệu chứng xảy ra khi có khí độc H2S xuất hiện - Cách phòng và xử lý H2S

Dùng vi sinh định kỳ 5 ngày/ lần để ngăn chặn khí độc như sau: + Tháng đầu: AQUA BB hay SANMELI + Trên 30 ngày: Kết hợp hiếu khí và yếm khí VS- STAR và AQUA BB hay SANMELI

BIZIDOS - Enzym có nguồn gốc tự nhiên. Phòng và xử lý phân sống, phân lỏng, phân trắng trên tôm

Phòng và xử lý phân sống, phân lỏng, phân đứt khúc, đường ruột nhỏ. Giúp ruột to, thẳng đẹp và căng tròn...

Cách phòng và điều trị bệnh phân trắng trên tôm

Vi khuẩn Vibrio sp. là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường ruột trên tôm. Khi môi trường ô nhiễm các loài vi khuẩn, virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể tôm gây bệnh...

Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá bóng tượng

5 bệnh thường gặp ở cá bống tượng: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh mất nhớt, ngoại ký sinh trùng, nấm thủy mi,..






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh