Ngày đăng: 19/03/2020  
Lưu ý nuôi tôm trong đỉnh hạn mặn


Ảnh hưởng của hạn mặn trong nuôi tôm:

- Độ mặn cao sẽ làm biến đổi các thông số môi trường như pH, độ kiềm, làm tảo phát triển nhanh, sinh nhiều khí độc… Biến động oxy giữa ngày và đêm sẽ rõ rệt hơn: tăng mạnh vào ban ngày, đêm lại giảm tối thiểu, làm tôm thiếu oxy vào ban đêm.

- Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng bốc hơi làm mực nước trong ao nuôi cạn kiệt khiến tôm nuôi chậm lớn, dễ mắc phải nhiều bệnh như: phân trắng, đục cơ, hội chứng hoại tử gan tụy (EMS)...


Một số lưu ý để người nuôi tôm ứng phó với hạn mặn:

- Các khu nuôi cần đảm bảo an toàn sinh học, khuyến khích áp dụng các hình thức nuôi tôm tiên tiến, như: nuôi tôm trong nhà kính, nhà lưới, nuôi tôm nhiều giai đoạn, nuôi tôm khép kín, ít thay nước...

- Gia cố bờ, cống để tránh hiện tượng rò rỉ, thẩm lậu, hạn chế mất nước
- Sử dụng CPSH xử lý nước để đảm bảo sức khỏe tôm nuôi và giữ môi trường bền vững,

- Nên có ao lắng để chủ động dự trữ nước mưa, nước ngọt đảm bảo cung cấp nước trong mùa hạn mặn. Chỉ thay nước khi thông số môi trường nước ổn định.

- Mực nước trong ao nuôi duy trì tối thiểu từ 1,3 - 1,5m. Đồng thời, chạy quạt để tránh phân tầng nhiệt độ, tăng cường oxy.

- Không nên sử dụng nước giếng khoan để cấp nước cho ao tôm. Độ kiềm trong nước giếng khoan thường rất cao 300 mg/l trở lên. Trong khi, độ kiềm phù hợp cho tôm phát triển chỉ ở ngưỡng 80 - 160 mg/l. Khi độ mặn tăng cao, độ kiềm cũng tăng theo tỷ lệ thuận, bơm thêm nước giếng khoan vào, độ kiềm trong ao sẽ tăng lên nhiều lần. Khi đó, vỏ con tôm sẽ bị cứng, tôm rất khó lột vỏ, chậm lớn.

- Tôm chậm lớn do độ mặn cao: trộn ăn DOSAL 3-5 ml/kg thức ăn+ BIOTICBEST 5 g/kg thức ăn, cứ 7 ngày cho ăn 3 ngày.

- Bổ sung dinh dưỡng để tôm tăng cường miễn dịch, tăng sức chống chịu với môi trường: SAN ANTI SHOCK + MUNOMAN


Để giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng từ hạn mặn, người nuôi tôm cần phải tuân thủ khuyến cáo từ cơ quan chức năng, theo dõi diễn biến môi trường, không thả giống vào đỉnh mặn, tuân thủ lịch mùa vụ thả giống và mật độ nuôi được khuyến cáo.



Nguồn tham khảo: tepbac.com
Thực hiện bởi: Phòng KT Cty TNHH SanDo



Những bài liên quan
Các giải pháp nuôi tôm trong mùa mưa

Tôm là động vật bậc thấp, thân nhiệt thay đổi theo môi trường. Mùa mưa nhiệt độ thấp, dễ gây sốc cho tôm, ảnh hưởng đến lột, cứng vỏ, sinh trưởng, miễn dịch của tôm...

Giải pháp nuôi tôm mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài cũng là lúc tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tăng cao. Do đó, để tôm nuôi đạt hiệu quả, người nuôi tôm cần kiểm tra ao nuôi thường xuyên và kịp thời điều chỉnh các thông số môi trường khi có biến động bất thường...

VIGAN

VIGAN là công thức duy nhất trên thị trường bằng sự kết hợp hoàn hảo giữa Beta glucan, Mannan-oligosaccharides, Vitamin E, Vitamin A, Vitamin C, Selen và tỏi. Như một vacine, bảo vệ đàn tôm trọn vẹn thông qua tạo hệ thống miễn dịch...

Bệnh Đục Cơ Do Vi Khuẩn Trên Tôm Thẻ Chân Trắng

Do Vibrio harveyi (dòng HLB0905) không phát quang và có độc lực cao. Có biểu hiện màu trắng đục hoặc mờ ở đuôi hay "đuôi trắng" trên tôm , đôi khi có sự biến đổi màu đỏ trên cơ thể, có thể gây chết tôm hàng loạt ...

Quy trình cải tạo ao đất cty sando

Quy trình cải tạo ao đất Cty SANDO: quy trình cải tạo ao mùa mưa, mùa khô...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh