Ngày đăng: 26/07/2021  
CHỌN CÁCH XỬ LÝ PHÈN TRONG AO NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐEM LẠI HIỆU ?
 

Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Phèn có hai loại phèn sắt (phèn nóng) và phèn nhôm (phèn lạnh). Có khi chỉ có một loại, có khi xuất hiện hỗn hợp của cả hai loại phèn này trong ao.



Các phương pháp xử lý phèn


1. Sử dụng Vôi: Mục đích để nâng pH đáy ao, khử phèn đồng thời tạo hệ đệm trong ao. Thường sử dụng giai đoạn cải tạo ao. 
 

Ưu điểm
Nhược điểm
Phèn giảm nhanh
Vôi sẽ diệt một số vi khuẩn có lợi trong đất
Nâng pH đất, tạo được hệ đệm cho nước
Mang tính chất tạm thời. Yếu tố gây phèn vẫn còn lắng tụ đáy ao, gặp điều kiện sẽ búng phát trở lại
Khử phèn được trong trầm tích đáy ao
Nếu chọn vôi kém chất lượng:độ hòa tan kém,  có cát,  nhiều tạp chất khác thì  gây dơ ao, dơ bạt, chi phí cao.
Vôi có khả năng sát trùng
 
Chú ý: Chọn vôi chất lượng (Không có cát, độ hòa tan cao, không chứa tạp chất)
CALCIBEST - Đích thực là CaCO3

2. Sử dụng Zeolite: Zeolite được dùng để hổ trợ hạn chế tình trạng nhiễm phèn nhờ đặc tính lắng kết kim loại nặng


Ưu điểm
Nhược điểm
Zeolite làm giảm tỷ trọng kim loại nặng, lắng xuống đáy. Sắt không thể kết hợp được với Lưu huỳnh -> phèn khó hình thành
Chỉ có tác dụng hổ trợ chứ không có tác dụng chính khử phèn
Zeolite bổ sung khoáng, lắng các chất lơ lửng, làm sạch nước, tăng hàm lượng oxy hòa tan
Lượng dùng lớn gây tốn kém
Hấp thụ khí độc và độc tố
Phải dùng định kỳ để giảm phèn, khí độc
 
Chú ý: Chọn Zeolite  chất lượng (độ min cao, không có cát, độ hòa tan cao, không chứa tạp chất)


SUPER Z - Mạnh gấp 4 lần Zeolite thông thường
 
 
3. Sử dụng PAC:
- PAC là tên viết tắt của Poly Aliminium Chloride

- PAC có tác dụng hỗ trợ giảm phèn thông qua quá trình kết lắng các hợp chất keo tụ

 
Ưu điểm
Nhược điểm
Keo tụ và lắng kết phèn nhanh
Chỉ có tác dụng hổ trợ (trợ lắng) chứ không có tác dụng chính khử phèn
Lắng các chất lơ lửng, chất hữu cơ làm giảm độ đục của nước
Có hiệu quả mạnh ở liều thấp nên việc cho quá nhiều PAC sẽ làm hạt keo tan ra.
Dùng liều thấp
Khả năng keo tụ mạnh nên gây cản trở hô hấp, gây hiện tượng tôm bỏ ăn, đường ruột,…
Dễ hòa tan tan và không làm giảm pH nước
Dễ hút ẩm, khó bảo quản
 
Chú ý: sử dụng PAC đúng liều lượng khuyến cáo để không ảnh hưởng đến vật nuôi
 



X-WATER Shrimp - lắng đọng phù sa, chất lơ lửng
 
4. Sử dụng EDTA:


- Phương pháp xử lý phèn phổ biến nhất và mang lại hiệu quả nhất là dùng EDTA và vi sinh. Hai phương pháp này dùng được cả trong quá trình cải tạo và trong ao nuôi.
- EDTA là tên viết tắt Ethylenediaminetetraacetic acid được dùng lâu đời trong nuôi trồng thủy sản và mang lại hiệu quả nhất định

- Trong đất phèn EDTA sẽ tạo phức kẹp (chelate) Fe-EDTA từ đó làm giảm quá trình hoạt động của Fe3+. Fe3+ sẽ không kết hợp với lưu huỳnh (S) từ đó sẽ không tạo ra được chất phèn.

- Chỉ giải quyết được phèn sắt, phèn nhôm không có tác dụng nhiều.


Chú ý: Chọn EDTA  chất lượng (hàm lượng cao, tinh khiết)
 
ETASAN - Đích thực là EDTA 100%

 
5. Dùng chế phẩm Vi sinh để khử phèn:


- Là phương pháp vi sinh đã được kiểm chứng và áp dụng rộng rãi. Được xem là phương pháp hiện đại và bền vững để giải quyết triệt để phèn trong ao

- Trong các điều kiện hiếm khí, các vi khuẩn ưa phân hủy các chất vô cơ như Thiobacillus ferrooxidans (là những loại vi khuẩn có khả năng oxy hóa các khoáng chất bằng ôxy của không khí) phân hủy các sulfide sắt (chủ yếu là dạng pyrit) để tạo thành sunphat và axit sunphuric, đây là những thành tố tạo thành đất phèn có hàm lượng sunphat cao và bị chua (do axit sunphuric

- Nhiệt độ ấm và ôxy của không khí là điều kiện thích hợp cho các vi khuẩn này phát triển và hoạt động mạnh. Tiếp tục oxy hóa sắt II (Fe2+) (có nguồn gốc từ pyrite) thành sắt III (Fe3+).

Bảng so sánh  ưu, nhược điểm của phương pháp xử lý phèn bằng vi sinh và EDTA:
 

 
TT
EDTA
VI SINH
1.
Chỉ giải quyết được phèn sắt, phèn nhôm không có tác dụng nhiều.
Vi sinh có thể oxy hóa được cả phèn sắt và nhôm
2.
EDTA sẽ làm kết tủa Fe trong nước, giảm phèn và chìm xuống đáy ao, khi quạt nước thì vô tình kéo kết tủa của phèn sắt lên => không hết triệt để, vài ngày phải dùng lại
Giải quyết triệt để. Vi sinh sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa phèn nhanh chóng thành các hợp chất tan được trong nước
3.
Ngăn chặn phèn sắt tức thời. Sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng chất lượng nước (vì là hóa chất)
Hiệu quả lâu dài, thân thiện với môi trường. An toàn cho tôm, cá và môi trường nuôi
4.
Sử dụng khối lượng lớn (sử dụng lại nhiều lần) gây tốn kém chi phí và nhân lực
Tiết kiệm vì không xử lý lại nhiều lần.
 5.
 
Ngoài ra các vi sinh còn phân hủy mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa,…làm sạch môi trường


Để  tối ưu hóa trong nuôi trồng thủy sản, Cty SANDO đã phát triển thành công chế phẩm vi sinh BON-KP chuyển khử phèn, mang lại hiệu quả nhanh sau 24h.
 
Tài liệu do P. Kỹ thuật SANDO biên soạn.



Những bài liên quan
Ở SANDO NHÂN VIÊN LAB “Bác Sĩ Tôm Cá” ĐƯỢC ĐÀO TẠO NHƯ THẾ NÀO? 

Đào tạo Nhân sự ở mỗi doanh nghiệp là điều cần thiết, là bước tiên quyết cho mọi hoạt động trong quá trình làm việc của mỗi nhân viên khi được vào làm việc chính thức. Ở SanDo cũng vậy, chúng tôi luôn thực hiện đúng quy trình đào tạo đầu vào và định kỳ cho các Nhân viên Công ty và đặc biệt...     

Sắc tố tôm quan trọng như thế nào đến sự thành công việc nuôi tôm?

Màu sắc tôm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị kinh tế và việc tiêu thụ sản phẩm. Tôm nuôi được xem là đẹp khi còn sống có màu sắc sáng bóng, đồng đều và sau khi luộc chín có màu đỏ cam...

Sự ảnh hưởng của phèn trong nuôi trồng thủy sản và công nghệ xử lý phèn bằng vi sinh của Cty SANDO

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm công nghiệp nói riêng thì sự ảnh hưởng của phèn trong quá trình nuôi là một vấn đề cấp bách và gây hậu quả không nhỏ đến sự phát triển và tăng trưởng của đối tượng nuôi tôm cá,...

Cách xử lý khi tôm nổi đầu, kéo đàn và tấp mé trong ao nuôi

Cách xử lý khi tôm nổi đầu, kéo đàn và tấp mé trong ao nuôi

Nguyên nhân và cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao, một trong những vấn đề gây khó khăn cho người nuôi là hàm lượng khí độc NH3 và NO2 phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi nhanh chóng chỉ sau một tháng nuôi...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh