Ngày đăng: 10/12/2018  

PHÒNG TRỊ BỆNH “VÊNH MANG” TRÊN TÔM

1. Nguyên nhân gây bệnh

Đây là bệnh rất mới trên tôm ở Việt Nam nên chưa có tài liệu, nghiên cứu nào liên quan đến căn bệnh này.

Theo tài liệu của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ, đây là bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio (Vibrio disease), là một hệ thống bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra. Các vi khuẩn gây bệnh này là Vibrio alginolitucus, Vibrio anguillarum và Vibrio parahaemolyticus

2. Triệu chứng

 Tôm nhiễm khuẩn có triệu chứng lờ đờ, hôn mê và bơi lội không bình thường. Các chân bơi và chân chèo có thể xuất hiện các đốm đỏ do quá trình gia tăng tổng hợp sắc tố, các đốt bụng có thể bị biến dạng nhẹ. Trường hợp tôm nhiễm bệnh nặng, nắp mang tôm sẽ bị vảnh lên và bị ăn mòn. Trong các trường hợp nặng hơn, có thể nhìn thấy các đốm đen trên vỏ đầu và bụng tôm. Bệnh xuất hiện cả ở tôm thẻ và tôm sú.

CÔNG TY TNHH SANDO

Tôm bị vênh mang ở Trà Vinh

3. Phòng bệnh vênh mang

Biện pháp ngăn ngừa đối với bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio là duy trì chất lượng nước tốt và giảm lượng chất hữu cơ thông qua việc tăng cường thay nước và xử lý vi sinh cho ao nuôi.

Định kỳ diệt khuẩn bằng GUARSA, tiêu diệt mầm Vibrio gây bệnh

Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học SANMELI  làm sạch nền đáy, sạch nước

Thường xuyên xi phong, dùng SUPER Z lắng chất hữu cơ

4. Điều trị bệnh vênh mang

Tăng cường thay nước bằng nguồn nước mặn và sạch (tốt nhất nên sử dụng nước ao lắng đã qua diệt khuẩn GUARSA), dùng SAN ANTI SHOCK 1 kg/3000 m3 trước mỗi lần thay nước để đảm bảo sức khỏe của tôm.

Trộn ăn OXYTETRACYLINE dạng lỏng 5 ml/kg + HILORO 5ml/kg thức ăn, ngày 2 cử sáng, chiều, trong 5- 7 ngày

Chú ý: điều chỉnh, giảm lượng thức ăn, cắt cữ  phù hợp với diễn biến tình hình bệnh


(Tài liệu lưu hành nội bộ)

                                         P. Kỹ thuật công ty TNHH SANDO biên soạn


Từ khoá:  benh tom, benh venh mang


Những bài liên quan
Phòng trị bệnh đóng rong nhớt trên tôm

Nguyên nhân tôm bị đóng rong nhớt Do: Vi khuẩn dạng sợi như: leucothrix mucor, leucothrix spp, cytophaga sp, Flexibacter sp, … Protozoa: zoothamium sp, epistilis sp, vorticella sp, ascophrys spp…

Phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm

Phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm

Bộ ba phòng trị bệnh phân trắng trên tôm do Vibrio spp.

Bệnh phân trắng trên tôm nuôi do nhiều nguyên nhân gây ra như do thức ăn kém chất lượng, tảo độc, trùng hai tế bào gregarine, vi khuẩn,...trong đó do vi khuẩn Vibrio spp. là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường ruột tôm nuôi...

Nguyên nhân gây bệnh đen mang trên tôm và giái pháp phòng trị

- Do bị nhiễm vi khuẩn (thường là Vibrio) hay nhiễm nấm Fusarium, Aspergillus,… - Do ngoại ký sinh trùng như nguyên sinh động vật (Lagenophrys), Paramoeba sp (trùng amip), sợi khuẩn (Leucothrix mucor), Hyalophysa chattoni…

Cách phòng trị bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Cá có dấu hiệu lờ đờ, tấp mé, bỏ ăn, phản ứng chậm với tiếng động và bơi lờ đờ trên mặt nước...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh