Tác nhân gây bệnh
Giống Rickettsia gây bệnh sữa trên tôm hùm. Hình que hơi cong, chiều dài 1 - 1,5 micromet, ký sinh nội bào. Giống Rickettsia ký sinh trong cơ và mô liên kết và xâm nhập đến các mô bằng các tế bào máu của tôm. Nhuộm gram Rickettsia bắt màu tím. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử Rickettsia có màng tế bào mỏng và bên trong chứa nhiều không bào.
Dấu hiệu bệnh lý
Cơ bụng màu trắng đục, nội tạng bị hoại tử. Từ các đầu chân bò chảy ra dịch màu trắng sữa, mùi hôi thối. Tôm bỏ ăn và chết trong vòng 2 - 5 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh lý đặc trưng.
Phân bố và lan truyền bệnh
Bệnh phân bố trên các loài tôm hùm nuôi lồng, bệnh xuất hiện đầu tiên ở Khánh Hòa năm 1999 sau lan rộng từ Bình Định đến Bình Thuận của ven biển Việt Nam. Tính riêng 10 tháng đầu năm 2007, bệnh sữa trên tôm hùm gây thiệt hại 161 tỷ đồng.
Tôm nhiễm Rickettsia khi sức đề kháng yếu kết hợp với môi trường suy thoái sẽ xuất hiện bệnh sữa trên tôm hùm nuôi trong lồng. Mùa vụ xuất hiện chưa rõ ràng, có thể gặp quanh năm.
Phòng chống bệnh:
Lựa chọn con giống chất lượng, thời gian thả giống và cách thả giống đảm bảo phù hợp không gây sốc cho tôm
Chỉ nuôi trong vùng qui hoạch của địa phương, cách xa các cửa sông để tránh nước ngọt từ sông đổ ra
Đặt lồng nuôi tôm ở nơi có độ sâu phù hợp: tối thiểu khi triều thấp là 4 m (đối với lồng găm), 4-8 m (đối với lồng nổi)
Khoảng cách giữa các lồng, bè đảm bảo thích hợp
Cho ăn thức ăn tươi, được sát trùng (có thể bằng thuốc tím) trước khi cho ăn
Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho tôm: Calciphorus + San anti shock + Bioticbest
Thường xuyên loại bỏ cá thể yếu, vỏ lột xác và thức ăn dư thừa
Định kỳ vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu bám làm bịt lỗ lưới.
Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh
Điều trị bệnh
Cách 1: Tiêm
Có thể dùng kháng sinh tiêm trực tiếp cho tôm hùm nuôi trong lồng để trị bệnh sữa cho kết quả quan (theo Đỗ Thị Hòa và Nguyễn Hữu Dũng, 2007).
Tiêm San Osol dạng lỏng cho toàn bộ tôm trong lồng liều 0,5 – 1 ml/ kg thể trọng tôm (pha 1 ml San Osol dạng lỏng với 9 ml nước muối sinh lý/ nước cất). Tiêm 1 liều duy nhất
Trộn ăn San anti shock + Munoman 5 g/kg thức ăn để tăng sức đề kháng, hằng ngày
Cách 2: Trộn ăn
Tách và tiêu hủy các cá thể bị bệnh nặng, chỉ giữ lại những cá thể còn ăn được thức ăn để tiến hành điều trị.
Giảm lượng cho ăn phù hợp với nhu cầu
Cho tôm ăn thức ăn trộn với kháng sinh San Osol dạng lỏng 5 ml/kg thức ăn + 5 g chất kết dính, trong vòng 7 ngày
(Lưu ý: rửa thức ăn bằng thuốc tím nồng độ 2-3 ppm và để ráo thức ăn trong 10 phút trước khi cắt thành miếng nhỏ).
Kết hợp tăng sức đề kháng trộn ăn San anti shock + Munoman 5 g/ kg thức ăn, 10 – 15 ngày
Sau khi kết thúc điều trị trộn cho tôm ăn men đường ruột Bioticbest 5 g/kg thức ăn
Cách 3: Trộn ăn kháng sinh Sa Fendo 5 ml/ kg thức ăn + 5 g chất kết dính
Lưu ý: Chỉ thu hoạch tôm sau khi ngưng kháng sinh ít nhất 3 tuần
Tài liệu do phòng kỹ thuật công ty Sando biên soạn
Đây là bệnh rất mới trên tôm ở Việt Nam nên chưa có tài liệu, nghiên cứu nào liên quan đến căn bệnh này...
Bệnh phân trắng trên tôm nuôi do nhiều nguyên nhân gây ra như do thức ăn kém chất lượng, tảo độc, trùng hai tế bào gregarine, vi khuẩn,...trong đó do vi khuẩn Vibrio spp. là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường ruột tôm nuôi...
Nguyên nhân tôm bị đóng rong nhớt Do: Vi khuẩn dạng sợi như: leucothrix mucor, leucothrix spp, cytophaga sp, Flexibacter sp, … Protozoa: zoothamium sp, epistilis sp, vorticella sp, ascophrys spp…
Dấu hiệu bệnh lý bệnh hoại tử tuyến tụy: bơi lội bất thường xuống đáy bể và chết...
Cơ thể cá bị xuất huyết, nhiều nhất là ở hậu môn, hai bên thân và ở phía dưới bụng. Một phần của gốc vây, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ. Cá bị bệnh nặng gan có thể bị xuất huyết, nhũn, mắt bị sưng hoặc lồi.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH SANDO
Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương
Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An
© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.
Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng
Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.