Ngày đăng: 23/11/2018  

PHÒNG TRỊ BỆNH ĐÓNG RONG NHỚT TRÊN TÔM

1. Nguyên nhân tôm bị đóng rong nhớt

Do:

  • Vi khuẩn dạng sợi như: leucothrix mucor, leucothrix spp, cytophaga sp, Flexibacter sp, …

  • Protozoa: zoothamium sp, epistilis sp, vorticella sp, ascophrys spp…

  • Các loại tảo: tảo silic lông chim nitzchia spp, amphiprora, tảo lục, tảo mắt, tảo lam spirulina subsala,, lyngbya 

CÔNG TY TNHH SANDO

Tôm sú bị đóng rong nhớt

2. Nhận biết bệnh đóng rong trên tôm

Vỏ tôm trơn giống như có nhớt bám lên và có nhiều khi thấy có màu xanh của rong / tảo hay màu đen khói đèn bám trên vỏ tôm, vỏ tôm không sạch.

Toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân, mang và các phụ bộ. Tôm bị bệnh này rất yếu, bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc.

3. Phương pháp phòng bệnh

- Phòng bệnh bằng cách quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm.

- Bổ sung khoáng chất + dinh dưỡng định kỳ để tôm lột xác dễ dàng: Calciphorus + Bioticbest + Hepavirol Plus

4. Biện pháp xử lý:

- Cắt hoặc giảm bớt lượng cho ăn

- Tăng cường thay nước để cải thiện môi trường

- Do khuẩn, Protozoa: Diệt khuẩn, ký sinh trùng bằng Guarsa 500-700 g/ 1000 m3 nước hoặc Bioxide 150 1 lít/2000 m3 nước

- Do tảo: Cắt, giảm bớt tảo:




Tảo xanh, lam, mắt

Bằng hóa chất: Alga RV 100 g/ 2000 m3 nước, lúc trời nắng, 1-2 lần tùy theo mật độ, giai đoạn tảo trong ao

Bằng vi sinh: Sanmeli 227g/ 1500 m3 nước, sục khí với đường cát 4 - 6 tiếng, đánh lúc 9 - 10 h đêm, 2 lần liên tục




Tảo đỏ, giáp
 

Bằng hóa chất: BKC ++ 8000 1 lít/ 1500 m3 nước, lúc trời nắng (50% tạt nơi có tảo, 50% tạt đều ao), ngưng chạy quạt 30 phút rồi cho chạy quạt lại. Hoặc Guarsa 500 g/ 1000 m3 nước

Bằng vi sinh: Pondozy B 500 g/ 2000 m3 nước, sục với đường cát 4-6 h, lúc 9 h đêm 2 - 3 lần liên tục.

Rong rêu

Algae RV 100 g/ 1000 - 1500 m3 nước (hoặc Oscill Alga Shrimp 1 lít/ 1000 m3), 8 - 9 h sáng, trời nắng

- 02 ngày sau dùng Sanmeli 100g/ 1000 m3 phân hủy nền đáy, kết hợp Oxy better để oxy hóa nền đáy. Định kỳ 2-3 ngày/ lần để cải thiện ao nuôi

- Kích thích lột xác: kết hợp tạt và cho ăn Sanramix/ Calciphorus

- Trộn ăn CMix 25% + Munoman tăng cường sức đề kháng cho tôm

Tài liệu do phòng kỹ thuật Công ty TNHH San Do biên soạn.


Từ khoá:  benh tom, rong nhot, khoi den,


Những bài liên quan
Phòng trị bệnh “vênh mang” trên tôm

Đây là bệnh rất mới trên tôm ở Việt Nam nên chưa có tài liệu, nghiên cứu nào liên quan đến căn bệnh này...

Phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm

Phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm

Bộ ba phòng trị bệnh phân trắng trên tôm do Vibrio spp.

Bệnh phân trắng trên tôm nuôi do nhiều nguyên nhân gây ra như do thức ăn kém chất lượng, tảo độc, trùng hai tế bào gregarine, vi khuẩn,...trong đó do vi khuẩn Vibrio spp. là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường ruột tôm nuôi...

Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cá hồi

Dấu hiệu bệnh lý bệnh hoại tử tuyến tụy: bơi lội bất thường xuống đáy bể và chết...

Cách phòng trị bệnh xuất huyết trên cá lóc

Cơ thể cá bị xuất huyết, nhiều nhất là ở hậu môn, hai bên thân và ở phía dưới bụng. Một phần của gốc vây, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ. Cá bị bệnh nặng gan có thể bị xuất huyết, nhũn, mắt bị sưng hoặc lồi.






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh