Ngày đăng: 14/11/2019  

BỆNH GAN TỤY THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM THẺ & BIỆN PHÁP XỬ LÝ
 
 
1. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND)


*Nguyên nhân chính:

Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, tôm có thể chết hàng loạt sau 10 ngày bị nhiễm bệnh.
 
*Triệu chứng:
 
• Tôm bị nhiễm EMS chuyển sang màu sắc nhợt nhạt với tôm thẻ, tôm sú khi nhiễm EMS thường sậm màu hơn.

• Gan teo lại và có đốm đen xuất hiện trong gan. Gan tụy chuyển dần sang màu trắng, khối gan tụy của tôm khó bị bóp vỡ giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ.

• Vỏ trở nên mềm.

• Ruột không có thức ăn hoặc đứt khúc.

• Tôm lờ đờ, chậm phát triển, tôm yếu dần và chết chìm dưới đáy ao.


*Phòng bệnh:

Hiện tại chưa có giải pháp điều trị bệnh EMS, phòng ngừa là biện pháp căn cơ:


- Bảo quản thức ăn đúng cách nhằm ngăn ngừa nấm mốc


- Điều chỉnh chất lượng nước phù hợp cho sự phát triển của tôm, luôn luôn quan tâm về sự thay đổi của độ mặn, thường xuyên loại bỏ chất thải, tảo và vi sinh vật có hại trong nước.


- Cho ăn hợp lý, vừa phải.


- Định kỳ cho ăn các sản phẩm tăng cường chức năng gan, đào thải độc tố: Herto, Hepavirol PLus


- ỨC chế, tiêu diệt vi khuẩn trên tôm và môi trường nước:


+ Trộn ăn acid hữu cơ Promic 3-5 g/ kg thức ăn, mỗi đợt 7 ngày cho ăn 3 ngày


+ Định kỳ diệt khuẩn Guarsa/Wunmid/Bioxide 150, sau đó cấy lại vi sinh SanmeliI/ Bonlis


- Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch: cho ăn San anti shock, Munoman


2. Một số biểu hiện bệnh gan tụy khác và cách xử lý

Tôm bình thường, khỏe mạnh gan có màu nâu sẫm hoặc nâu vàng.

Bệnh về gan là sự xuất hiện của những thay đổi bệnh lý ở gan tôm.
 
Biểu hiện
Nguyên nhân
BP xử lý

1. Gan đen
gan đen 1
 
Dư lượng thuốc hoặc sự chết đi của các tế bào giải độc gan, nguyên nhân do các chỉ số hóa lý (không thể đảo ngược), đặc biệt là kim loại nặng

- Hepavirol Plus 10-20 ml/ kg thức ăn, ngày 2 cử, 5-7 ngày 


- Các cử còn lại cho ăn Bacdoci10 g/ kg thức ăn


- Kết hợp xử lý kim loại nặng trong môi trường: ETASAN 0,7-1 kg/ 1000 m3 nước, lặp lại đến khi kim loại nặng giảm về mức cho phép.

 

2. Gan vàng
 vàng gan1
 
Rối loạn chuyển hóa (Khả năng tiêu hóa bất thường, chuyển hóa không đầy đủ các chất dinh dưỡng).

-Hepavirol Plus 20 ml/kg thức ăn, ngày 2 cử, liên tục 5-7 ngày.


- Các cử còn lại Bacdoci 10 g + San anti shock 10 g cho 01 kg thức ăn

 

3. Gan đỏ
mau-sac-gan-tom_1554173016
 

Gánh nặng trên gan, hoặc có vi khuẩn, viêm, hệ miễn dịch suy yếu

- Promic 20 g/ kg thức ăn, 2 lần/ ngày, 3-5 ngày.


- Các cử còn lại Hepavirol Plus 20 ml /1 kg thức ăn

 

4. Gan trắng, hồng gan
trắng gan

Sau khi gan bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa năng lượng, hết glycogen gan và protein.

*Lưu ý: đối với tôm giống 2-5 cm nhìn thấy màng trắng bao bọc gan, đó là đặc điểm cơ thể, không phải dấu hiệu bệnh

 

- Cho ăn Promic 20 g/ kg thức ăn, 2 lần/ngày, 3-5 ngày và tạt San Osol dạng lỏng 1 lít/ 1000 m3 nước, buổi chiều mát


- Sau đó cho ăn San Osol dạng lỏng 5 ml+ Secotex 5 ml cho 1 kg thức ăn, 1 lần/ngày, 5-7 ngày.
 
5. Gan co lại (Teo gan)
tôm thẻ bị teo gan
 
- Do nhiều yếu tố phức tạp.

- Gan tôm thẻ bị nhỏ lai, có màu đen và chai.

- Tách gan tôm thấy bị teo, gan tôm thẻ không vỡ, còn nguyên khối, khi lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái lăn thì gan tôm dai như cao su.

- Khi chết ruột bị rỗng, tôm chết rải rác, và không rầm rộ

- Gan tụy sưng, nhũn, nhạt màu hay teo có thể là biểu hiện của EMS.


- Tỉ lệ tôm bị nhiều nên thu hoạch.


- Ngăn ngừa cho đàn tôm còn lại:


+ Cho ăn trước 3 ngày Promic 20 g/ kg thức ăn, tạt San Osol dạng lỏng 1 lít/ 1000 m3 nước, buổi chiều mát 


+ Sau đó cho ăn San Osol dạng lỏng 5 ml+ San Cosul 5 ml cho 1 kg thức ăn, 5-7 ngày.


+ Sau đợt điều trị bổ sung Hepavirol Plus 20 ml/ kg thức ăn, 2 lần/ ngày, 5-7 ngày 

6. Nhũn gan
nhũn gan-chảy gan

- Gan dễ vỡ, gan của tôm có màu vàng nhạt.

- Khi tách gan tôm thẻ ra khỏi đầu tôm, gan sẽ vỡ, chất dịch chảy ra, không còn được nguyên khối nữa.

- Tôm bị nặng có biểu hiện bơi lòng vòng thậm chí búng trên mặt nước

 
 
 
Thực hiện bởi: Phòng Kỹ thuật Cty TNHH San Do.

Từ khoá:  benh tom, benh gan tuy, Vibrio


Những bài liên quan
Bệnh đường ruột thường gặp trên tôm & giải pháp xử lý

Tôm khỏe, tiêu hóa thức ăn tốt, đường ruột có màu sắc của thức ăn công nghiệp thường như màu nâu sáng - nâu vàng.

Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Các bệnh thường gặp trên tôm càng - Cách phòng trị

Các bệnh thường gặp trên tôm càng - phương pháp phòng trị

Một số bệnh thường gặp trên cá trắm cỏ - Nguyên nhân & Cách xử lý

Khi cá mắc bệnh thường có những dấu hiệu bệnh lý như: Cá tách đàn, hoạt động yếu, bơi lờ đờ trên tầng mặt và sát bờ ao. Màu sắc của cá thay đổi sang màu tối, da cá thường mất nhớt, khô rát. Trên thân, các gốc vây và xung quanh miệng của cá xuất huyết hoặc có màu trắng bạc...

Biện pháp phòng và trị các bệnh thường gặp trên cá sặc

Tác nhân: Trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng loa kèn,…






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh