Ngày đăng: 03/04/2025  

I. Bệnh do vi khuẩn trên cá bóng mú.

*Phòng bệnh chung và lưu ý bệnh do vi khuẩn trên cá bống mú

- Cải tạo ao kỹ.
- Chọn chất lượng giống tốt, có nguồn gốc rỏ ràng.
- Vận chuyển và thả giống đúng cách (xem thêm trên web)
- Quản lý stress.
- Thường xuyên quan sát cá, phát hiện bệnh sớm để hạn chế rủi ro.
- Chọn thức ăn chất lượng, có độ tiêu hóa cao và quản lý tốt tránh dư thừa gây lãng phí và làm dơ nước.
- Thả mật độ nuôi phù hợp
- Duy trì oxy hòa tan cao (> 5 mg/L). Giữ pH ổn định (7.5-8.5)
- Thay nước định kỳ, si phong đáy ao
- Duy trì chất lượng nước tốt trong quá trình nuôi, dùng định kỳ vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR,…
- Sát trùng nước định kỳ bằng SAPOL, OSCILL ALGA, DOXIT 300, GUARSA
- Tăng sức đề kháng: VIT C FORT, SAN ANTI SHOCK, LACTOZYM, HEPAVIROL PLUS.

- Định kỳ phòng bệnh nội ký sinh trùng: SAZOL, RAZIDO, …và bệnh ngoại ký sinh trùng như RAZIDO, ISA và một số loài giáp xác ký sinh gây ra như trùng mỏ neo, rận đĩa,..

- Khi cá bệnh sau điều trị thì cần giúp phục hồi nhanh bằng chế phẩm dinh dưỡng phù hợp
- Giảm ăn hay bỏ ăn khi cá bệnh
- Sử dụng hóa chất, kháng sinh đúng liều lượng tránh gây ngộ độc, stress
- Phát hiện sớm để xử lý ngay, hạn chế lây lan sang cá khỏe.
- Chú ý cách dùng vi sinh và hóa chất: Sau khi dùng hóa chất xử lý trong 48h là không dùng vi sinh.
- Do tính chất nuôi công nghiệp, môi trường và thời tiết ngày càng khó, cũng như chất lượng giống,…dẫn đến khi cá bệnh thường bị bội nhiểm nhiều nguyên nhân, nhiều triệu chứng. Chúng ta phải đánh giá, chuẩn đoán kỹ để có giải pháp hữu hiệu hơn.
- Chúng ta tránh nhầm lẫn giữa cá bóng mú và cá mú.

1. Bệnh xuất huyết do vi khuẩn (Vibrio spp.) trên cá bóng mú

Dấu hiệu bệnh:
- Cá bơi lờ đờ.
- Ăn yếu hoặc bỏ ăn.
- Xuất huyết ở gốc vây, hậu môn đỏ, lở loét trên thân
Nguyên nhân: Môi trường ô nhiễm, mật độ nuôi cao nên Vi khuẩn Vibrio harveyi, V. alginolyticus phát triển
Phòng bệnh:
-Giữ môi trường nuôi sạch bằng dùng định kỳ vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR
- Giữ các yếu tố môi trường ổn định, quản lý stress
- Sát trùng nước định kỳ bằng SAN DIN 267, DOXIT 300, GUARSA
- Tăng cường đề kháng, tăng hệ miễn dịch: VIT C FORT, SAN ANTI SHOCK, LACTOZYM, HEPAVIROL PLUS
Trị bệnh:
*Kháng sinh:
Trộn vào thức ăn, liên tục 5-7 ngày, liều xem trên nhãn.
Cách 1: SAN TETRA (HAY SAN OSOL) + SAN FLOFENICOL
Cách 2: DOXISOL + HILORO
Cách 3: DOXISOL + TRIMDOX hay SAN COSUL.
Tùy theo mức độ bệnh, lịch sử dùng thuốc, sự lờn thuốc mà chọn lựa các cách và điều chỉnh liều.
*Diệt khuẩn: Dùng 1 trong cac1 sản phẩm sau hoặc kết hợp lại như SANDIN 267, DOXIT 300, GUARSA
* Kiểm soát chất lượng nước: dùng vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR
*Tăng cường đề kháng: SAN ANTI SHOCK, LACTOZYM, HEPAVIROL PLUS

2. Bệnh trắng gan, trắng mang, thận (do Edwardsiella tarda, Streptococcus spp, Aeromonas )

Dấu hiệu:
- Cá mất màu, gan nhợt nhạt, hoặc trắng gan
- Bụng trướng to, có dịch lỏng trong xoang bụng.
- Xuất huyết
- Ăn yếu hoặc bỏ ăn.
Phòng bệnh:
-Giữ môi trường nuôi sạch bằng dùng định kỳ vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR
- Giữ các yếu tố môi trường ổn định, quản lý stress
- Sát trùng nước định kỳ bằng DOXIT 300, GUARSA
- Tăng cường đề kháng, tăng hệ miễn dịch: VIT C FORT, SAN ANTI SHOCK, LACTOZYM, HEPAVIROL PLUS
Trị bệnh:
*Kháng sinh:
Trộn vào thức ăn, liên tục 5-7 ngày, liều xem trên nhãn.
Cách 1: DOXISOL + HILORO (HAY SAN FLOFENICOL )
Cách 2: DOXISOL + ENCINDO
Cách 3: DOXISOL + ENCINDO+ HILORO
Tùy theo mức độ bệnh, lịch sử dùng thuốc, sự lờn thuốc mà chọn lựa các cách và điều chỉnh liều.
*Diệt khuẩn: Dùng 1 trong cac1 sản phẩm sau hoặc kết hợp lại như SANDIN 267, DOXIT 300, GUARSA
* Kiểm soát chất lượng nước: dùng vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR
* Dinh dưỡng: PRORED B12 (hay FERSAN), HEPAVIROL PLUS, LACTOZYM

3.Bệnh thối đuôi, lở loét trên cá bống mú

Nguyên nhân

-Bệnh thối đuôi trên cá bống mú chủ yếu do vi khuẩn gây ra; Aeromonas hydrophila, Pseudomonas spp., Vibrio spp.
-Môi trường nước ô nhiễm, hàm lượng chất hữu cơ cao
-pH thấp.
-Mật độ nuôi cao, cá thường xuyên bị trầy xước do cắn nhau hoặc va chạm khi vận chuyển, thả cá, sang ao bè.
- Cá bị stress, suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Dấu hiệu bệnh

*Nhẹ:
- Đuôi và vây cá có vết trắng đục, rách nhẹ
- Cá bơi yếu,chậm, cọ mình vào đáy ao/lồng
- ăn hơi yếu
*Nặng:
-Đuôi và vây bị cụt dần, lở loét, có màu đỏ sậm.
-Bị nhiễm trùng, vi khuẩn có thể tấn công vào thịt cá.
-Cá ăn yếu, bơi chậm, suy yếu và chết

Điều trị thối đuôi, lở loét trên cá bống mú

* Giảm ăn hay cắt cử ăn
* Xử lý môi trường nước:
-Thay nước sạch để giảm mật độ vi khuẩn trong ao.
- Kiểm soát chất lượng nước: dùng vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR
- Diệt khuẩn: Dùng 1 trong cac1 sản phẩm sau hoặc kết hợp lại như SANDIN 267, SAPOL, OSCILL ALGA, DOXIT 300, GUARSA
* Dinh dưỡng: VIT C FORT, SAN ANTI SHOCK, PRORED B12 (hay FERSAN)
*Kháng sinh:
Trộn vào thức ăn, liên tục 5-7 ngày, liều xem trên nhãn.
Cách 1: DOXISOL + HILORO (hay SAN FLOFENICOL )
Cách 2: DOXISOL + ENCINDO
Cách 3: SAN OSOL + ENCINDO+SADO AMOX LA
Tùy theo mức độ bệnh, lịch sử dùng thuốc, sự lờn thuốc mà chọn lựa các cách và điều chỉnh liều.
* Sau điều trị: HEPAVIROL PLUS, LACTOZYM
4- Bệnh đường ruột (viêm ruột
Nguyên nhân: do Vi khuẩn, ký sinh trùng, thức ăn kém chất lượng, chât lượng nước kém.
Triệu chứng:
-Cá ăn yếu hoặc bỏ ăn
-Phân lỏng, hậu môn đỏ
* Giảm ăn hay cắt cử ăn
* Xử lý môi trường nước:
-Thay nước sạch để giảm mật độ vi khuẩn trong ao.
- Kiểm soát chất lượng nước: dùng vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR
- Diệt khuẩn: Dùng 1 trong các sản phẩm sau hoặc kết hợp lại như SANDIN 267, SAPOL, OSCILL ALGA, DOXIT 300, GUARSA
* Dinh dưỡng: LACTOZYM, VIT C FORT, SAN ANTI SHOCK
*Kháng sinh:
Trộn vào thức ăn, liên tục 5-7 ngày, liều xem trên nhãn.
Cách 1: DOXISOL hay HILORO (hoặc SAN FLOFENICOL )
Cách 2: TRIMDOX hay SAN COSUL
Cách 3: SAN OSOL + SADO AMOX LA
Tùy theo mức độ bệnh, lịch sử dùng thuốc, sự lờn thuốc mà chọn lựa các cách và điều chỉnh liều.
Sau điều trị: HEPAVIROL PLUS, LACTOZYM

II. Bệnh nấm mang, nấm da trên cá bống mú

Bệnh nấm là một trong những bệnh phổ biến ở cá bống mú, khi trong môi trường nước bị nhiểm bẩn, nhiệt độ thấp hoặc cá bị stress.
Nấm thường tấn công mang và da cá, gây tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hô hấp và tăng trưởng chậm, phát sinh bệnh kế phát.
Nấm lây lan qua môi trường nước và tiếp xúc trực tiếp giữa cá bệnh và cá khỏe.

Phòng bệnh chung và lưu ý cho nấm mang, nấm da trên cá bống mú

- Cải tạo ao, lồng bè kỹ.
- Chọn chất lượng giống tốt, có nguồn gốc rỏ ràng.
- Vận chuyển và thả giống đúng cách (xem thêm trên web)
- Quản lý stress, thả mật độ nuôi phù hợp
- Duy trì oxy hòa tan cao (> 5 mg/L)
- Duy trì chất lượng nước tốt trong quá trình nuôi, dùng định kỳ vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR,…
- Sát trùng nước định kỳ bằng SAPOL, OSCILL ALGA, DOXIT 300, GUARSA
- Phát hiện sớm để xử lý ngay, hạn chế lây lan sang cá khỏe.
- Tăng sức đề kháng: SAN ANTI SHOCK, LACTOZYM, HEPAVIROL PLUS.
- Khi cá bệnh thì cần giúp cá phục hồi nhanh bằng chế phẩm dinh dưỡng.
- Sử dụng hóa chất đúng liều lượng tránh gây ngộ độc, stress

1- Bệnh nấm da trên cá bóng mú.

Nguyên nhân:

- Chủ yếu do nấm nước (Saprolegnia spp.) và một số loài nấm khác như Achlya spp.
- Chất lượng nước kém
- Phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ nước thấp (<25°C).
- Bị trầy xước hoặc suy giảm miễn dịch.

Dấu hiệu bệnh

-Xuất hiện các đám nấm màu trắng xám, bông gòn trên da, vây và đầu cá.
-Cọ mình vào đáy ao, lồng, quạt
-Cá bơi chậm, ăn yếu, bỏ ăn
- Khi bệnh nặng, cá bị lở loét, lớp nấm lan rộng làm cá suy yếu và gây chết.

Điều trị nấm da trên cá bóng mú

-Dùng hóa chất chuyên diệt nấm: SAPOL,SANDIN267, OSCILL ALGA, BIOXIDE 150, DOXIT 300, GUARSA.
-Nếu cá bị lở loét, nhiểm khuẩn thì kết hợp kháng sinh trị bệnh: TRIMDOX, SAN COSUL, SAN FLOFENICOL,..
-Tăng đề kháng: SAN ANTI SHOCK, LACTOZYM, HEPAVIROL PLUS.
Chú ý:
- Có thể kết hợp các sản phẩm sát trùng trên để tăng hiệu quả.
- Tùy theo giai đoạn cá mà chọn lựa phù hợp.

2- Bệnh nấm mang trên cá bóng mú

Nguyên nhân

- Do nấm Branchiomyces spp. ký sinh trong mang cá, gây hoại tử mô mang.
- Thường xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp (20-25°C).
- Chất lượng nước kém
- Cá bị stress, thiếu oxy hoặc tổn thương mang làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Dấu hiệu bệnh

- Cá bơi lờ đờ, há miệng, nổi đầu, nghiêm trọng khi có dấu hiệu thiếu oxy
- Mang cá có mảng trắng hoặc nâu đen, xuất huyết, tiết nhiều nhớt, trắng mang, thối mang.
- Khi bệnh nặng, mang bị phá hủy cấu trúc, hoại tử, cá chết nhiều.
Trị bệnh nấm mang trên cá bóng mú
-Dùng hóa chất chuyên diệt nấm: SAPOL, SANDIN267, OSCILL ALGA, BIOXIDE 150, DOXIT 300, GUARSA.
-Nếu cá bị xuất huyết, nhiểm khuẩn thì kết hợp kháng sinh trị bệnh: TRIMDOX, SAN COSUL, SAN FLOFENICOL,..
- Dùng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt: FERSAN hay PRORED B12, SANSORIN B12, HEPAVIROL PLUS.
- Tăng oxy hòa tan, kiểm soát chất lượng nước.
- Thay nước sạch để giảm mật độ bào tử nấm.
- Giảm ăn hoặc bỏ ăn
Chú ý:
- Có thể kết hợp các sản phẩm sát trùng trên để tăng hiệu quả.
- Tùy theo giai đoạn cá mà chọn lựa phù hợp.

V- BỆNH DO VIRUS TRÊN CÁ BÓNG MÚ

Bệnh do virus là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên cá bống mú vì không có thuốc đặc trị, tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Hai loại virus phổ biến gây bệnh trên cá bống mú là Iridovirus và Nervous Necrosis Virus (NNV).
Chú ý:
-Bệnh do virus trên cá bống mú rất nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Phòng bệnh là biện pháp quan trọng nhất, thông qua việc chọn giống sạch bệnh, quản lý môi trường nước tốt, tăng sức đề kháng.
- Khi cá có dấu hiệu bệnh, giảm mật độ, xử lý nước để hạn chế lây lan
- Nặng thì loại bỏ và cải tạo ao.

1- Bệnh hoại tử gan tụy - bệnh IRIDOVIRUS trên cá bóng mú

Nguyên nhân

- Gây ra bởi Megalocytivirus (thuộc nhóm Iridovirus).
- Virus này tấn công vào gan, lá lách, thận, gây suy giảm miễn dịch

Triệu chứng

Dấu hiệu nhẹ:
-Cá bơi chậm, lờ đờ, mất cân bằng.
-Bỏ ăn hoặc ăn ít dần.
Dấu hiệu bệnh nặng:
-Mắt lồi, đục thủy tinh thể, xuất huyết vùng mắt.
- Da sẫm màu, gan nhạt màu, lá lách phình to.
- Bụng to, vây sưng huyết, thân có những đốm xuất huyết.
- Cá chết hàng loạt sau 7-10 ngày phát bệnh.

Điều kiện dễ phát bệnh

- Nhiệt độ nước dao động mạnh (25-30°C).
- Môi trường nước ô nhiễm, ao nuôi mật độ cao.
- Dùng giống nhiễm bệnh, không kiểm dịch.

Cách phòng bệnh

Chọn giống sạch bệnh:
- Chỉ mua cá giống rỏ nguồn gốc, có kiểm dịch, không nhiễm Iridovirus.
- Vận chuyển và thả giống đúng cách (xem thêm trên web)
- Ngâm cá giống với SAPOL hay Formalin 100 -150 ppm trong 30 phút trước khi thả nuôi.
Quản lý môi trường nước:
- Cải tạo ao kỹ.
- Duy trì độ mặn ổn định (10-20‰), pH 7.5-8.5, oxy > 5 mg/L.
- Thay nước 30% mỗi tuần.
- Diệt khuẩn định kỳ: SAPOL, DOXIT 300, GUARSA
- Quản lý stress. Thường xuyên quan sát cá, phát hiện bệnh sớm hạn chế rủi ro.
- Chọn thức ăn chất lượng, có độ tiêu hóa cao và quản lý tốt tránh dư thừa gây lãng phí và làm dơ nước.
- Thả mật độ nuôi phù hợp
- Duy trì oxy hòa tan cao (> 5 mg/L). Giữ pH ổn định (7.5-8.5)
- Thay nước định kỳ, si phong đáy ao
- Duy trì chất lượng nước tốt trong quá trình nuôi, dùng định kỳ vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR,…
- Sát trùng nước định kỳ bằng SAPOL, OSCILL ALGA, DOXIT 300, GUARSA
- Phát hiện sớm để xử lý ngay, hạn chế lây lan sang cá khỏe.
- Tăng sức đề kháng: VIT C FORT, SAN ANTI SHOCK, LACTOZYM, HEPAVIROL PLUS.

Cách trị bệnh: Hiện chưa có thuốc đặc trị Iridovirus. Cách xử lý khi cá nhiễm bệnh:

- Phát hiện sớm để xử lý ngay, hạn chế lây lan sang ao cá khỏe khác.
- Xử lý chất lượng nước nuôi, dùng hàm lượng cao vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR,…
- Sát trùng nước bằng SAPOL, DOXIT 300, GUARSA
- Tăng sức đề kháng: SAN ANTI SHOCK, LACTOZYM, HEPAVIROL PLUS, MUNOMAN
Nặng: Nếu tỷ lệ chết cao, cần loại bỏ đàn cá bệnh, khử trùng ao kỹ bằng vôi sống CaO, hóa chất cải tạo  , dùng 2- 3 lần, để vậy sau 1 thời gian mới nuôi vụ mới.

2-BỆNH VIÊM NÃO THỦY SẢN (NNV - Nervous Necrosis Virus)

Nguyên nhân

- Do virus Betanodavirus, tấn công vào não và mắt của cá.
- Virus gây rối loạn thần kinh, cá mất kiểm soát vận động.

Triệu chứng

Dấu hiệu nhẹ:
-Cá bơi xoay vòng, bơi giật cục.
-Bỏ ăn, phản xạ kém với môi trường.
Dấu hiệu bệnh nặng:
-Mắt đục hoàn toàn, mù lòa.
-Bơi đảo lộn, mất phương hướng.
-Cá chết đột ngột, tỷ lệ chết có thể lên đến 70-100% nếu không can thiệp kịp thời.

 Điều kiện dễ phát bệnh

Nhiệt độ nước 25-30°C, độ mặn cao.
Mật độ nuôi dày đặc, ao nước tù đọng.
Cá bị stress do vận chuyển, thay đổi môi trường đột ngột.
 Cách phòng bệnh
Chọn giống sạch bệnh:
- Chỉ mua cá giống rỏ nguồn gốc, có kiểm dịch
- Ngâm cá giống bằng SAPOL hay Formalin 100 ppm trong 30 phút trước khi thả nuôi.
- Vận chuyển và thả giống đúng cách (xem thêm trên web)
Quản lý môi trường nước:
- Cải tạo ao kỹ.
- Duy trì độ mặn ổn định (10-20‰), pH 7.5-8.5, oxy > 5 mg/L.
- Thay nước 30% mỗi tuần.
- Diệt khuẩn định kỳ: SAPOL, DOXIT 300, GUARSA
- Quản lý stress. Thường xuyên quan sát cá, phát hiện bệnh sớm hạn chế rủi ro.
- Chọn thức ăn chất lượng, có độ tiêu hóa cao và quản lý tốt tránh dư thừa gây lãng phí và làm dơ nước.
- Thả mật độ nuôi phù hợp
- Duy trì oxy hòa tan cao (> 5 mg/L). Giữ pH ổn định (7.5-8.5)
- Thay nước định kỳ, si phong đáy ao
- Duy trì chất lượng nước tốt trong quá trình nuôi, dùng định kỳ vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR,…
- Sát trùng nước định kỳ bằng SAPOL, OSCILL ALGA, DOXIT 300, GUARSA
- Tăng sức đề kháng: VIT C FORT, SAN ANTI SHOCK, LACTOZYM, HEPAVIROL PLUS.
- Phát hiện sớm để xử lý ngay, hạn chế lây lan sang cá khỏe.

 

Cách trị bệnh: Hiện chưa có thuốc đặc trị NNV. Cách xử lý khi cá nhiễm bệnh:

- Phát hiện sớm để xử lý ngay, hạn chế lây lan sang ao cá khỏe khác.
- Xử lý chất lượng nước nuôi, dùng hàm lượng cao vi sinh BON ONE, BACBIOZEO, VS STAR,…
- Sát trùng nước bằng SAPOL, DOXIT 300, GUARSA
- Tăng sức đề kháng: SAN ANTI SHOCK, LACTOZYM, HEPAVIROL PLUS, MUNOMAN
Bị Nặng:
-Nếu tỷ lệ chết cao, nên thu hoạch thậm chí loại bỏ.
- Khử trùng ao kỹ bằng vôi sống CaO, hóa chất cải tạo GUARSA, DOXIT 300, dùng 2- 3 lần, để vậy sau 1 thời gian mới nuôi vụ mới.
- Hoặc báo cơ quan ngành để có biện pháp hỗ trợ.

SO SÁNH 2 LOẠI BỆNH VIRUS TRÊN CÁ BÓNG MÚ

Đặc điểm Iridovirus NNV (Viêm não thủy sản)
Cơ quan ảnh hưởng Gan, lá lách, thận Não, mắt
Triệu chứng chính Xuất huyết, gan nhạt màu, bụng phình Bơi xoay vòng, mắt đục, mất phương hướng
Tỷ lệ chết 50-80%,  nguy hiểm 70 -100%, rất nguy hiểm
Điều kiện phát bệnh Nhiệt độ 25-30°C, nước ô nhiễm Nhiệt độ 25-30°C, cá bị stress
Phòng bệnh Chọn giống sạch, kiểm soát môi trường, tăng sức đề kháng Chọn giống sạch, kiểm soát môi trường, tăng đề kháng
Điều trị -Không có thuốc đặc trị, chỉ hỗ trợ miễn dịch
- Nên bỏ
Không có thuốc đặc trị, chỉ kiểm soát lây lan
- Bỏ
Phòng Kỹ Thuật SANDO



Những bài liên quan
Một số bệnh thường gặp trên cá trắm cỏ - Nguyên nhân & Cách xử lý

Khi cá mắc bệnh thường có những dấu hiệu bệnh lý như: Cá tách đàn, hoạt động yếu, bơi lờ đờ trên tầng mặt và sát bờ ao. Màu sắc của cá thay đổi sang màu tối, da cá thường mất nhớt, khô rát. Trên thân, các gốc vây và xung quanh miệng của cá xuất huyết hoặc có màu trắng bạc...

Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Bệnh thường gặp trên cá điêu hồng và cách phòng trị

Bệnh xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi (50-70%). Thông tin sau sẽ giúp người nuôi hiểu rõ hơn về hai bệnh này từ đó có cách phòng trị bệnh hiệu quả.

Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá bóng tượng

5 bệnh thường gặp ở cá bống tượng: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh mất nhớt, ngoại ký sinh trùng, nấm thủy mi,..

Biện pháp phòng và trị các bệnh thường gặp trên cá sặc

Tác nhân: Trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng loa kèn,…






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh