Ngày đăng: 20/11/2018  

PHÒNG BỆNH DO THIẾU KHOÁNG TRÊN TÔM

1. Nhu cầu khoáng của tôm

Chất khoáng là thành phần rất quan trọng trong cơ thể tôm giúp cho quá trình lột xác của tôm được dễ dàng; nếu thiếu khoáng tôm sẽ bị bệnh cong thân, đục cơ, mềm vỏ...Mật độ nuôi cao thì nhu cầu về khoáng càng cao. Nhu cầu khoáng của tôm thay đổi tùy theo dạng khoáng. Các loại khoáng tinh thể, có thể hòa tan trong nước thường được hấp thụ cao nhất ở dạng các ion, những hợp chất khác trao đổi điện tử với khoáng hình thành các hợp chất bền, ít tan sẽ khó được hấp thụ. Tuy vậy, việc bổ sung khoáng chất cho tôm, nếu trộn cho ăn thì hiệu quả cao hơn nhiều, thay vì tạt xuống nước.

  1. Nhu cầu trong môi trường nước

TTCT có tốc độ tăng trưởng nhanh, do tôm lột xác liên tục, lại được nuôi theo mô hình thâm canh mật độ cao cho nên nhu cầu khoáng chất cũng rất cao. Phải thường xuyên tạt khoáng cho ao nuôi để tôm cứng vỏ dễ lột xác, giúp tôm tăng trưởng nhanh, hạn chế hiện tượng đục cơ và cong thân, mềm vỏ.

Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, việc tạt khoáng trực tiếp vào trong nước để bổ sung khoáng cho những ao hàm lượng khoáng thấp, hoặc bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết.

  1. Nhu cầu trong thức ăn

Khi nuôi ở nồng độ muối thấp, tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy muối khoáng hòa tan trong môi trường nước vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp trong khẩu phần ăn.

Bảng 1: Nhu cầu khoáng trong khẩu phần thức ăn của tôm (Cục Thủy Sản)

Nhóm khoáng đa lượng

Nhu cầu của tôm (g/100g thức ăn)

Ca

<3.0

P

2,0

Ca / P

K

1,1

Na / Cl

Na

Mg

<0.3

Nhóm khoáng vi lượng

Nhu cầu của tôm (mg/kg thức ăn)

Cu

32

Fe

<100

Zn

120

Mn

60

Se

0,3

I

6

Co

1

Cr

1

Bảng 2: Các biểu hiện của tôm khi thiếu khoáng

Khoáng chất

Dấu hiệu

Nguồn

Ca

Giảm sinh trưởng, ăn ít, vỏ tôm mỏng

bacsinhanong

P

Giảm sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và khoáng trong vỏ giảm

Muối khoáng trong thức ăn thủy sản

Bộ môn dinh dưỡng, khoa thủy sản, ĐH Cần Thơ

Mg

Thiếu Mg tôm dễ bị cong thân, đục cơ, mềm vỏ, tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và làm chết tôm

Fe

Giảm lượng hồng cầu, gan vàng

Cu

Tôm giảm sinh trưởng, dễ cảm nhiễm bệnh

Zn

Giảm tăng tưởng và giảm sức sinh sản

Mn

Giảm bắt mồi, giảm tăng trưởng, giảm hoạt tính một số enzyme

Se

Giảm khả năng đề kháng bênh, giảm hoạt tính một số enzyme

Co

Tôm không thể tự sản xuất vitamin B12 nên cần bổ sung Co làm chất dinh dưỡng cho các sinh vật hổ trợ tổng hợp B12 cho tôm

2. Cách bổ sung khoáng chất cho tôm

a. Bổ sung vào môi trường nuôi

- Tốt nhất nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều mát hoặc tối lúc 22 - 24 giờ, vì tôm thường lột xác ban đêm.

- Khi tôm lột xác, nhu cầu khoáng và oxy tăng gấp đôi, tôm hấp thụ khoáng để tạo vỏ. Vì vậy cần dự đoán thời điểm tôm lột xác để tăng cường lượng khoáng cho tôm.

- Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác, cần phải định kỳ tạt khoáng xuống ao.

* Một số khoáng chất bổ sung vào môi trường nuôi kích thích tôm lột vỏ, cứng vỏ nhanh, phòng trị cong thân, đục cơ, mềm vỏ: Sanramix, Miraldo, Premix, Somax-CM.

b. Bổ sung vào thức ăn

- Có thể trộn ăn liên tục trong suốt quá trình nuôi để tăng cường đề kháng, kích thích tăng trưởng nhanh.

- Từ 1- 45 ngày đầu, chu kỳ lột vỏ tôm ngắn, nên nhu cầu về khoáng chất rất cao.

* Khoáng vừa trộn cho ăn vừa tạt xuống ao: Calciphorus.

Tài liệu do phòng kỹ thuật công ty Sando biên soạn




Những bài liên quan
Phòng bệnh trên tôm giống

Trong sản xuất giống phòng bệnh là phương pháp quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là phương pháp đối phó cuối cùng, ít hiệu quả. Phòng bệnh = Quản lý chất lượng nước nuôi tốt, nuôi tôm bố mẹ tốt, sản xuất Nauplius khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ...

Phòng trị bệnh đóng rong nhớt trên tôm

Nguyên nhân tôm bị đóng rong nhớt Do: Vi khuẩn dạng sợi như: leucothrix mucor, leucothrix spp, cytophaga sp, Flexibacter sp, … Protozoa: zoothamium sp, epistilis sp, vorticella sp, ascophrys spp…

Bệnh đốm đen trên tôm, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh Do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi như Vibrio, Pseudomonas, Aeromonasgây nên. Những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi.

Phòng trị bệnh “vênh mang” trên tôm

Đây là bệnh rất mới trên tôm ở Việt Nam nên chưa có tài liệu, nghiên cứu nào liên quan đến căn bệnh này...

Cách phòng và điều trị bệnh phân trắng trên tôm

Vi khuẩn Vibrio sp. là nguyên nhân chính gây ra bệnh đường ruột trên tôm. Khi môi trường ô nhiễm các loài vi khuẩn, virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể tôm gây bệnh...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh