Ngày đăng: 18/11/2018  

BỆNH MỀM VỎ KINH NIÊN TRÊN TÔM SÚ

1. Biểu hiện

 Là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ.

CÔNG TY TNHH SANDO

Tôm sú bị mềm vỏ

2. Nguyên nhân

- Nước bị nhiễm độc (khí độc, thuốc trừ sâu, tảo độc,…).

- Nước có độ kiềm thấp.

- Thức ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng chất và vitamin.

- Tôm bị sốc, stress trong thời gian dài do điều kiện môi trường biến động.

3. Biện pháp phòng ngừa

- Nuôi tôm ở mật độ phù hợp, không quá cao.

- Cho tôm ăn thức ăn chất lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Định kỳ bổ sung khoáng chất, vitamin tổng hợp cho tôm.

- Duy chất lượng nước tốt, tránh hiện tượng nở hoa.

- Duy trì độ kiềm cao, ổn đinh trong ao. Đảm bảo pH 7,5 - 8,5 trong suốt quá trình nuôi.

4. Biện pháp khắc phục

- Do thiếu thiếu khoáng và Vitamin:  Bổ sung  San anti Shock + Calciphorus + Dosal, và tăng cường hấp thu Bioticbest

- Do độ kiềm thấp: SD Super Alkaline + Dolomite/vôi, quản lý màu nước tốt không để quá trong

- Do nhiễm độc tố:

+ Thuốc trừ sâu:

  • Tăng cường đề kháng San Anti Shock
  • Tăng cường chạy quạt, thay nước (càng nhiều càng tốt)
  • Toxinpond trung hòa độc tố, lặp lại 2-3 lần

+ Nhiễm khí đôc:

  •  Giảm ăn, thay nước, chạy quạt
  •  Tăng sức đề kháng: San anti shock + Munoman
  •  Xử lý khí độc NH3, H2S, NO2: bằng Yucado, VS- Star, Sanmeli.

- Tôm bị sốc, stress thời gian dài:

  • Giữ môi trường nước ổn định, thích hợp
  • Chống sốc tạt San Anti Shock  kết hợp cho ăn Cmix 25%

Tài liệu do phòng Kỹ thuật Công ty TNHH San Do biên soạn.


Từ khoá:  benh tom, tom mem vo, benh tom su


Những bài liên quan
Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Phòng bệnh trên tôm giống

Trong sản xuất giống phòng bệnh là phương pháp quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là phương pháp đối phó cuối cùng, ít hiệu quả. Phòng bệnh = Quản lý chất lượng nước nuôi tốt, nuôi tôm bố mẹ tốt, sản xuất Nauplius khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ...

Phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm

Phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm

Bệnh gan tụy thường gặp trên tôm thẻ & biện pháp xử lý

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, tôm có thể chết hàng loạt sau 10 ngày bị nhiễm bệnh. Một số biểu hiện bệnh gan tụy khác: Tôm bình thường, khỏe mạnh gan có màu nâu sẫm hoặc nâu vàng...

Phòng trị bệnh “vênh mang” trên tôm

Đây là bệnh rất mới trên tôm ở Việt Nam nên chưa có tài liệu, nghiên cứu nào liên quan đến căn bệnh này...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh