Ngày đăng: 27/09/2021  
NGUYÊN NHÂN TÔM THƯỜNG RỚT SAU MƯA LỚN HOẶC KÉO DÀI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG



 
1. Nguyên nhân


Nhiệt độ giảm, tôm có xu hướng tìm đến vùng nước ấm hơn nơi đáy ao, đồng thời tránh đi tiếng động của mưa (Nơi tập trung nhiều khí độc và mầm bệnh) => Tại đây tôm thường bị rớt cục thịt sau khi lột


Mưa lớn khiến nước ao bị phân tầng oxy, dẫn đến thiếu hụt oxy ở đáy, đặc biệt là về đêm. Nếu tôm lột nhiều trước, trong và sau mưa càng làm cho tôm dễ chết đồng loạt hơn vì thiếu oxy, khí độc cao và sự thiếu hụt khoáng chất và sự sụt giảm độ cứng, độ kiềm của nước ao


pH giảm trong mưa càng kích thích tôm lột xác hơn, điều này càng làm tăng nguy cơ tôm chết trong và ngay sau mưa
Tảo tàn sẽ phát sinh khí độc đặc biệt là H2S, tôm chết do ngộ độc H2S. Đồng thời tảo tàn là nguồn dinh dưỡng cho mầm bệnh, mật độ vi khuẩn gia tăng cùng với sức khỏe tôm suy giảm làm tôm dễ dàng nhiễm bệnh: trống ruột, đốm đen, đen mang và hoại tử gan cấp tính.


Tôm rớt cục thịt sau mưa

Tôm chết sau mưa có thể diễn ra thường xuyên và làm tỉ lệ chết tăng cao. Đối với tôm nhỏ tôm chết sau mưa khó nhận biết hơn.


2. Cách phòng tránh tôm rớt sau mưa


Luôn giữ mật độ tảo ổn định, tránh tảo tàn đột ngột

Rải vôi dọc bờ ao khi nhận biết trời sắp mưa


Trong lúc mưa

Luôn chạy quạt nước và sục khí
Giảm thức ăn ít nhất 30% thậm chí ngừng cho ăn khi mưa to, liên tục

Bơm bỏ ngay lớp nước bề mặt để loại bỏ nước mưa khỏi ao

Kiểm tra kiềm, pH và điều chỉnh về mức thích hợp


Sau khi mưa

Bổ sung vi sinh vật có lợi liều cao vào nước ao cạnh tranh quần thể vi khuẩn gây bệnh
Bổ sung khoáng, vitamin, chất điện giải vào môi trường và thức ăn giúp tôm khỏe mạnh và lột xác nhanh cứng vỏ. Đặc biệt là khoáng Natri, Kali và Magie

 Từ những lý do trên SANDO đã phát triển thành công bộ đôi sản phẩm SAN ANTI SHOCK và SANRAMIX ứng dụng vào mùa mưa, giúp tôm khỏe mạnh và phòng chống tôm rớt sau mưa, tăng năng suất vụ nuôi.







Thực hiện bởi: KS. Lê Hoài Linh - P. Kỹ thuật SANDO.



Những bài liên quan
Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

Bệnh thường gặp trên cá điêu hồng và cách phòng trị

Bệnh xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi (50-70%). Thông tin sau sẽ giúp người nuôi hiểu rõ hơn về hai bệnh này từ đó có cách phòng trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân và biện pháp phòng chống cong thân, đục cơ

Do thiếu 1 số khoáng chất thiết yếu trong nước (đặc biệt là Ca, Mg) hoặc môi trường nuôi thay đổi đột ngột như pH dao động bất thường, nhiệt độ nước chênh lệch quá cao trong ngày, oxy hòa tan thấp, nhiễm khí độc và đặc biệt là nhấc vó, chài tôm kiểm tra không đúng kỹ thuật.

Nguyên nhân gây chậm lớn trên tôm và cách xử lý

Tôm chậm lớn (hay tôm còi) ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vụ nuôi. Do vậy, theo dõi trọng lượng tôm hằng ngày để sớm xác định nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm lớn; từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời...

Nguyên nhân và Cách xử lý bệnh vàng mang trên tôm

Vàng mang trên tôm có 2 nguyên nhân chính, có thể do virus gây bệnh đầu vàng hoặc do xì phèn làm pH thấp trong lúc tôm đang lột xác… Để biết chính xác người nuôi có thể mang mẫu tôm bệnh đi xét nghiệm...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh