Ngày đăng: 26/08/2019  
Nguyên nhân và Cách xử lý bệnh vàng mang trên tôm


Bệnh vàng mang trên tôm

Nguyên nhân:
 
  • Do virus gây bệnh đầu vàng (Yello head Disease – YHD): Gây ra thiệt hại 100% trong vòng 3-5 ngày, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm được 50-70 ngày tuổi, đặc biệt là ở các ao nuôi thâm canh.
  • Do ao bị xì phèn làm pH xuống thấp trong lúc tôm đang lột xác, …
  • Tảo tàn, ô nhiễm, các chất lơ lửng trong nước bám vào mang tôm làm mang có màu vàng
  • Ao có nhiều kim loại nặng bám vào mang làm mang vàng
 
Phòng bệnh:
 
  • Chọn con giống chất lượng, sạch bệnh để thả nuôi
  • Chuẩn bị ao nuôi thật kỹ. Loại bỏ vật chủ trung gian mang mầm bệnh (giáp xác, ốc, sò, vẹm...) bằng REO, OSCILL ALGA
  • Ao bị nhiễm phèn: xử lý bằng BON KP (tài liệu Qui trình xử lý ao nuôi bị nhiễm phèn)
  • Trước khi thả tôm: nước cấp vào ao được lắng lọc kỹ và diệt khuẩn bằng GUARSA liều 1 - 1,5 kg/1000 m3. Sau 48 giờ diệt khuẩn, kết hợp cấy men vi sinh SANMELI 227 g/1000 m3 nước, để tạo cân bằng sinh học trong ao nuôi trước khi thả tôm.
 
Cách xử lý bệnh vàng mang trên tôm:




Vàng mang do virus:  chưa có thuốc đặc trị hiệu quả nên áp dụng giải pháp phòng bệnh tổng hợp

Vàng mang do xì phèn, pH thấp:


- Dùng BON KP 227 g/1000-2000 m3 nước, tùy mức độ nhiễm phèn trong ao. Dùng lặp lại cho đến khi phèn trong ao về ngưỡng cho phép.

- Nâng pH bằng vôi. Sau đó nâng kiềm SD SUPER ALKALINE 10-20 kg + Dolomite 10 kg cho 1000 m3 nước để ổn định pH.

- Giúp tôm cứng vỏ nhanh sau khi lột: SANRAMIX hay CALCIPHORUS



Vàng mang do tảo tàn, ô nhiễm hữu cơ:
 
  • Giảm lượng cho ăn
  • Tiến hành thay nước làm sạch ao
  • Tăng cường chạy quạt, cung cấp oxy kịp thời OXY BETTER 2-3 kg/1000 m3 nước.
  • Hấp thụ khí độc tức thời do tảo tàn, ô nhiễm dùng ODORMEN 1 kg/2000-3000 m3 nước, 2-3 ngày/lần (hoặc YUCADO). Sau đó định kỳ dùng vi sinh SANMELI hay AQUA BB để làm sạch nước, nền đáy.
  • Kích tôm lột bằng loại bỏ vật bám: CALCIPHORUS
Vàng mang do kim loại nặng: dùng ETADO
 
 
Tài liệu do Phòng Kỹ thuật Cty TNHH San Do biên soạn.



Những bài liên quan
Nguyên nhân và cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao, một trong những vấn đề gây khó khăn cho người nuôi là hàm lượng khí độc NH3 và NO2 phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi nhanh chóng chỉ sau một tháng nuôi...

Nguyên nhân gây chậm lớn trên tôm và cách xử lý

Tôm chậm lớn (hay tôm còi) ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vụ nuôi. Do vậy, theo dõi trọng lượng tôm hằng ngày để sớm xác định nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm lớn; từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời...

Bệnh đốm đen trên tôm, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh Do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi như Vibrio, Pseudomonas, Aeromonasgây nên. Những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi.

Nguyên nhân gây bệnh đen mang trên tôm và giái pháp phòng trị

- Do bị nhiễm vi khuẩn (thường là Vibrio) hay nhiễm nấm Fusarium, Aspergillus,… - Do ngoại ký sinh trùng như nguyên sinh động vật (Lagenophrys), Paramoeba sp (trùng amip), sợi khuẩn (Leucothrix mucor), Hyalophysa chattoni…

Phòng trị bệnh “vênh mang” trên tôm

Đây là bệnh rất mới trên tôm ở Việt Nam nên chưa có tài liệu, nghiên cứu nào liên quan đến căn bệnh này...






Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.

Chính sách chung
Chính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh